Chia sẻ

Thế nào là tùy duyên, thuận pháp

4/04/2011 03:16:00 CH

Biết rõ nhóm mình còn nhiều thắc mắc về vụ này, mình biết nhưng chưa tìm được cách diễn đạt ra sao cho dễ hiểu, tuần trước mình có xin:"Xin các bậc ngộ giúp con diễn đạt 4 chữ tùy duyên thuận pháp này sao cho mọi người đều hiểu được", sau đó cứ để tự nhiên. Cho đến hôm nay thì đã rõ ràng, có thể đem ra chia sẻ với mọi người được rồi:

Có 2 điều mà ai cũng biết rồi:

1. Con người không hoàn toàn làm chủ được những gì sẽ đến với mình. Như các cụ nói rằng phải có đủ 3 yếu tố: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa mới có thể đạt được mong muốn. Cố gắng của chính mình là điều kiện cần nhưng chỉ đủ 33.333% mà thôi... hehe chính xác thế.
2. Con người hoàn toàn làm chủ được thái độ đón nhận những gì đến với mình. Đúng! đó là cái duy nhất mà mình có thể làm master. Tùy duyên thuận pháp chính là nói đến thái độ nội tâm này. Rõ ràng nhé, bây giờ không phải nói đến làm cái gì, mà làm với thái độ như thế nào, dù làm bất cứ cái gì.

Vậy 4 chữ " tùy duyên, thuận pháp" ý các bậc giác ngộ muốn nói đến điều gì: đối với người phàm tục như chúng ta có thì có 2 ý

1. Chấp nhận hoàn toàn những gì đã xảy ra: khi có điều gì xảy ra ta không được hài lòng, ta nói :"thôi cứ tùy duyên" - ta đã chấp nhận điều đã xảy ra vô điều kiện. Chấp nhận nhưng không mặc kệ. Chỉ có thái độ chấp nhận hoàn toàn những gì đến với mình, ta mới đủ sáng suốt nhận biết rõ duyên đến là duyên gì, đối với mình ảnh hưởng như thế nào để tìm cách can thiệp cho hợp lý.

2. Để sự việc đến và đi tự nhiên không nắm giữ hay xua đuổi là thái độ tùy duyên, can thiệp hợp lý không bị bản ngã xen vào là thuận pháp. Chỉ cần nhìn nhận rõ, không bị ảnh hưởng của ham muốn sở hữu hay gạt bỏ của bản ngã thì tự nhiên ta có cách ứng xử và can thiệp hợp lý. Trong merlin của Brahma Kumaris cũng nói:"Mọi việc cứ để nó đến rồi đi, chúng ta đừng giữ nó lại bằng ham muốn sở hữu, hay hồi tưởng, đau buồn". Thầy Viên Minh thì nói về thói quen "ăn trộm pháp" của bản ngã. thí dụ mình có idea rất hay nhưng không muốn người khác tham khảo cùng làm mà muốn giữ nó cho riêng mình.

Với thái độ tùy duyên thuận pháp, khi phải làm việc theo kế hoạch thì thái độ vẫn không bị cứng nhắc trói buộc, khi chưa có kế hoạch thì tùy duyên ứng ra sáng suốt, hợp lý chứ không phải thái độ buông xuôi làm lung tung.

Còn Hóa Duyên (như bạn Hồng Trần thắc mắc) là duyên giáo hóa chúng sinh, chỉ rõ cho ai đó cách giải quyết vướng mắc nội tâm, giúp họ thấy ra con đường đúng đắn, kết duyên lành với Phật đạo. Hóa duyên là việc làm, không phải thái độ nội tâm. Vậy khi hóa duyên cho ai cũng phải tùy duyên mà làm.

Thầy Viên Minh năm 2011 sẽ bắt đầu viết cuốn "Tùy Duyên Thuận Pháp", các bạn đón đọc nhé!

Pháp Thuận

Những bài viết liên quan

15 Nhận xét