Cuộc đời liên tục có vô vàn người thầy, mỗi việc mình làm là tổng hợp những điều thu thập được. Theo tớ không nên có autorytet cụ thể, suy nghĩ của một hoặc vài người cho dù kiệt xuất thời nay cũng lệch lạc với sự thật cuộc sống được mang lại bởi hàng tỷ người với hàng vạn năm lịch sử.
Người thầy giỏi đôi khi tỏa bóng quá rộng. Cũng như thang thuốc bổ vô cùng hiệu nghiệm, tưởng chừng như không có gì hại, nhưng dùng thuốc bổ làm cơ thể kém khả năng thu thập vi lượng từ những sản phẩm tự nhiên.
Tớ không rõ là có người thầy trong tim hay không, nhưng ký ức thì chắc chắn có nhiều. Ví dụ thế này:
Năm học tiếng ở Łódź, 1 thằng sinh viên Ả-rập đứng trước 1 đám sinh viên treo giải cho ai lý giải được câu này:
Mình sống làm gì?
Sau mấy tiếng tranh luận không ai cho ra câu trả lời mà không bị thằng kia phản biện hợp lý. Cậu nghĩ thế nào? Hơn 10 năm sau tớ nghĩ là đã có câu trả lời.
Mình sống làm gì?” là câu hỏi khá hóc, mọi người nghĩ nhiều đến chữ „mình” nên không trả lời xác đáng. Cậu nhìn nhận và trả lời rất đúng cho câu hỏi cuộc đời này.
Còn tớ, tìm được câu trả lời rất tình cờ, trong lúc nghĩ về câu „thương người như thể thương thân”. Tớ thấy nhiều người hay hiểu là thương người khác mà được như thương bản thân mình tức là đã có lòng thương. Nghe qua có vẻ ổn, nhưng không được ý nghĩa lắm. Theo tớ phải là thương người khác cũng chính là thương bản thân mình. Từ đấy tớ biết mình sống vì người khác, gần thì nhiều, xa thì ít, tựa như lực hấp dẫn vậy.
Tớ không để ý chuyện tâm linh lắm, coi như đó là một sự tất nhiên. Sống vô tư, làm như mọi người làm, ăn như mọi người ăn, vì mình có phải là kẻ lập trình cho cơ thể hay cuộc sống đâu, mình quá bé. Mình sinh ra thế nào là kết quả của không gian rộng và thời gian dài, mình lớn khôn nhờ mọi người (kể cả người trái lẫn người phải) – người thầy tổng quát nhất đấy, hãy lắng nghe điều tất nhiên này.
Tớ nghĩ vật lý tốt thì tâm lý vững và đương nhiên tâm linh sẽ cao. Không nên để tâm linh là những cái thuật của tâm lý. Vậy chỉ cần ăn khỏe, ngủ khỏe là sẽ có tất cả một cách đơn giản và tự nhiên nhất. Và cũng không nên hy vọng nhiều ở cuộc đời, nó có lúc lên lúc xuống, cũng như mọi hiện tượng khác thôi.
Lê Hoàng Duy
Người thầy giỏi đôi khi tỏa bóng quá rộng. Cũng như thang thuốc bổ vô cùng hiệu nghiệm, tưởng chừng như không có gì hại, nhưng dùng thuốc bổ làm cơ thể kém khả năng thu thập vi lượng từ những sản phẩm tự nhiên.
Tớ không rõ là có người thầy trong tim hay không, nhưng ký ức thì chắc chắn có nhiều. Ví dụ thế này:
- Một ông giáo viên tóan cấp III: khi suy nghĩ phải tìm được tổng quát, tức là càng biết rộng thì lý thuyết càng hòan chỉnh, nên liên tục bổ sung và chuẩn bị tiếp thu cả những kiến thức sẽ hình thành trong tương lai.
- Một ông giáo viên triết đại học: nhìn nhận tớ thế nào rồi bảo đọc “học thuyết sinh tồn” (egzystencjalism), cũng có thể ông ấy thấy tớ học về môi trường.
- Một cô giáo dạy piano nhắc con bé: tập xong bài đó rồi, không phải nghĩ đến nữa để học bài mới.
- Một đứa bạn nói về thành công nghề nghịêp: con người và sự nghiệp là một tổng lượng, sự nghiệp càng nhiều thì con người càng ít đi.
- Một đứa bạn khi nhận xét về khủng hỏang kinh tế: trong thiên nhiên các con vật không bao giờ cứu nhau, đấy là cách tốt nhất để tồn tại và phát triển
- v.v… cả những điều phi lý nữa.
Năm học tiếng ở Łódź, 1 thằng sinh viên Ả-rập đứng trước 1 đám sinh viên treo giải cho ai lý giải được câu này:
Mình sống làm gì?
Sau mấy tiếng tranh luận không ai cho ra câu trả lời mà không bị thằng kia phản biện hợp lý. Cậu nghĩ thế nào? Hơn 10 năm sau tớ nghĩ là đã có câu trả lời.
Mình sống làm gì?” là câu hỏi khá hóc, mọi người nghĩ nhiều đến chữ „mình” nên không trả lời xác đáng. Cậu nhìn nhận và trả lời rất đúng cho câu hỏi cuộc đời này.
Còn tớ, tìm được câu trả lời rất tình cờ, trong lúc nghĩ về câu „thương người như thể thương thân”. Tớ thấy nhiều người hay hiểu là thương người khác mà được như thương bản thân mình tức là đã có lòng thương. Nghe qua có vẻ ổn, nhưng không được ý nghĩa lắm. Theo tớ phải là thương người khác cũng chính là thương bản thân mình. Từ đấy tớ biết mình sống vì người khác, gần thì nhiều, xa thì ít, tựa như lực hấp dẫn vậy.
Tớ không để ý chuyện tâm linh lắm, coi như đó là một sự tất nhiên. Sống vô tư, làm như mọi người làm, ăn như mọi người ăn, vì mình có phải là kẻ lập trình cho cơ thể hay cuộc sống đâu, mình quá bé. Mình sinh ra thế nào là kết quả của không gian rộng và thời gian dài, mình lớn khôn nhờ mọi người (kể cả người trái lẫn người phải) – người thầy tổng quát nhất đấy, hãy lắng nghe điều tất nhiên này.
Tớ nghĩ vật lý tốt thì tâm lý vững và đương nhiên tâm linh sẽ cao. Không nên để tâm linh là những cái thuật của tâm lý. Vậy chỉ cần ăn khỏe, ngủ khỏe là sẽ có tất cả một cách đơn giản và tự nhiên nhất. Và cũng không nên hy vọng nhiều ở cuộc đời, nó có lúc lên lúc xuống, cũng như mọi hiện tượng khác thôi.
Lê Hoàng Duy
2 Nhận xét