Chia sẻ

Muốn được an toàn là Thường kiến

7/04/2019 06:53:00 SA

...Thưa Thầy, vì sao con người sợ chết? Và sau khi chết chúng ta về đâu?
TRẢ LỜI:
Cả hai câu hỏi đều là một. Chính vì con người người không biết sau khi chết sẽ về đâu, nên con người mới sợ chết. Điều này xuất phát từ cảm giác muốn an toàn.
Muốn được an toàn là Thường kiến.
Một người có ham muốn an toàn, nên sẽ phải chống lại sự thiếu an toàn. Chính nỗi sợ hãi về sự thiếu an toàn này mới phát sinh ham muốn quyền lực, vì có quyền lực mới được an toàn. Khi mình đứng đây mà tâm bất sinh, nghĩa là đang không sợ bất cứ điều gì cả. Còn khi tâm sinh ra ý muốn được an toàn thì hiển nhiên kèm theo đó là ý nghĩ chống đối lại – tức là đang cảm thấy mất an toàn. Đó chính là nguyên lý Âm-Dương.
Tại sao có những người hay đi coi bói? Vì họ lo sợ về ngày mai, muốn ngày mai được an toàn. Sợ hãi dẫn đến mê tín, dị đoan. Nếu coi bói và biết trước ngày mai mình gãy chân thì có khi chúng ta đã cảm thấy chân mình đau từ hôm nay, chỉ vì do quá sợ hãi. Cũng như đối với cái chết, mình tưởng tượng trước về cái chết và sợ hãi về nó, cũng chỉ vì sợ rằng không biết bước qua cửa tử là gì.
Trường hợp một người phụ nữ đau khổ do thấy chồng thay lòng, không còn được như hình dung của mình, thì người đó thấy mất an toàn. Từ đó, người phụ nữ bị căng thẳng đến mức đổ bệnh. Bởi vì người ấy không thấy ra bản chất cuộc sống nên mới hi vọng thế này, thế kia.
Muốn thấy ra bản chất cuộc sống thì phải trải nghiệm mọi mặt cuộc sống, mà mọi mặt nghĩa là trong đó phải có sống-chết, được-mất, hơn-thua. Vậy tại sao mình phải sợ?
Nếu một người thấy ra vô thường, vô ngã là bản chất trong cuộc sống, và người đó chấp nhận rằng mọi sự biến đổi đều là bài học để mình chiêm nghiệm, học ra bản chất thực của cuộc sống thì người đó không sợ gì cả. Khi ấy, người đó sẽ xem “ngày mai” là ngày để khám phá, để trải nghiệm những điều mới mẻ...

Thầy Viên Minh - Trích pháp thoại trong Khóa Thiền số 13 tại chùa Bửu Long - 2013

Những bài viết liên quan

0 Nhận xét