Bài viết

Tình Yêu Thương

7/25/2012 11:48:00 SA

Trong tiếng Anh yêu (love), và thương (compassion), cũng rất giống nghĩa tiếng Việt: Sự Yêu Thương, hay Tình Thương Yêu.

Chẳng phải tự nhiên ‘yêu’ đi kèm với ‘thương’ để trở thành cụm từ ‘yêu thương’ phải không? Có lẽ trong ‘yêu’ đã có ‘thương’ tự lúc nào. Ngược lại, nếu không ‘yêu’mà chỉ có ‘thương’ thì đó chỉ là sự ‘thương hại’ không phải là ‘thương yêu’ nữa.

Có một chàng trai yêu một cô gái, yêu cô gái ấy đến độ..hành hạ cô ấy thậm chí dùng dao doạ giết, nếu như không nói lời đồng ý với chàng ta. Việc doạ nạt đầy dẫy trong tình yêu, khiến cho nhiều kết cục bi thương xảy ra, ngày nào cũng thấy nhan nhản trên các báo, cũng là vì không có sự ‘thương’ trong ‘yêu’. Tình yêu ấytrở thành ích kỷ, nhỏ nhen, thậm chí là bệnh hoạn.

Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từngđau đớn kêu lên trong thơ: “Yêu là chết ở trong lòng một ít…” khi nhà thơ chỉ có một tình yêu đơn phương, không được đền đáp. Theo mình, tình yêu chân chính không phải vậy, dù là tình yêu đơn phương, nó không thể nào làm ‘chết’, làm tàn úa con tim ta được! Tình yêu chân chính luôn là ‘tình yêu lớn’ đúng nghĩa và ngày càng mở rộng bởi có ‘thương’ trong ấy, bởi tình yêu đó không bao hàm sự ích kỷ. Người có được tình yêu này có thể ôm trọn .. cả vũ trụ, đâu phải chỉ một.. con tim bé nhỏ! Người có tình yêu này, cho dù ‘con tim kia không thổn thức’ người ấy vẫn luôn ‘yêu đời’‘yêu người’. Người như thế không bao giờ bất hạnh cả!

Mình lại biết có một chàng trai khác yêu một cô gái đến độ.. hy sinh cho cô ấy một cách không vụ lợi, không nghĩ đến mình, cho dù ai nói ngả nghiêng, và cho dù cô gái có đáp lại hay không. Người ấy cứ cho ra tình yêu của mình một cách vô tư và chân thành. Sự sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc của người mình yêu làm lay động tâm hồn cô ấy. Puskin là một ví dụ, ông đã từng nói: ‘Cầu cho em được một người tình như tôi đã yêu em’ đấy thôi. Những dòng thơ chân thành thấm đẫm tình thương yêu của ông đã chạm vào trái tim của nàng và làm thổn thức biết bao trái tim khác trên hành tinh cho đến tận bây giờ…

Bàn về tình yêu thương mới thấy ‘yêu’ phải đi liền với ‘thương’, không khác được. Rất nhiều đôi tưởng chừng đã phải chia tay nhau mãi mãi, thế rồi chỉ một lần tai nạn nhỏ xảy ra với người kia, khi chăm sóc họ, bằng tình thương, sự cảm thông.. tình yêu lại trở về bên họ, nhiều khi mạnh mẽ hơn xưa…Thế mới biết ‘thương’ là điểm tựa không thể nào thiếu của tình yêu, như là điều kiện cần và đủ vậy!

Mình còn nhớ mãi câu chuyện về vua Salomon nổi tiếng là thông thái phải xử một vụ chia con giữa 2 người đàn bà, đều xưng là mẹ của đứa bé. Ai cũng nói đứa bé là con của bà ta. Không giải quyết được, vua đành tuyên bố.. chia đôi đứa bé, mỗi người một nửa. Một bà mẹ nói rằng ‘Vua phán xét thật công bằng, anh minh’ và bằng lòng với quyết định đó. Còn một bà mẹ quỳ gối xuống khóc lóc và xin trao đứa bé cho người đàn bà kia. Nhờ đó vua mới biết ai là người mẹ đích thực của đứa trẻ.

Chỉ có tình yêu thương đích thực mới sẵn sàng đón nhận sự hy sinh về mình, vì người khác như vậy. Tám về chủ đề này là vô tận.. Trong Đạo Phật,Từ Bi cũng như Nhân Ái ở Đạo Chúa đều là base, là gốc rễ để trên đó các hạt giốngkhác được nảy mầm, để tình yêu được trưởng thành và lớn mạnh. Có điều tình yêu ấy không dừng lại cho một người, mà cho cả nhân loại, trong đó có chính mình và những người mình yêu. Thực tập Từ Bi chính là thực tập yêu thương, là cho ra, là chia sẻ một cách không vụ lợi với chúng sinh. Tất nhiên ‘hiểu để mà thương’ là cả một sự thực tập không dễ. Nhưng khi đã hiểu rằng ta luôn sẵn có hạt mầm yêu thương ấy thì ta sẽ thấy dễ dàng biêt bao, chỉ cần lặng lẽ quan sát, tình yêu thương sẽ dâng trào… Chúc ngày mồng Một nhiều yêu thương đến với tất cả mọi người!

NH-BH 19/7/2012

Những bài viết liên quan

1 Nhận xét