Chân đế

Không cần giữ tâm vắng lặng vì tâm vốn vắng lặng

5/13/2013 09:55:00 SA


Thầy ơi, con đang học thuộc và ngẫm nghĩ hai bài kệ Thầy cho, bất chợt con rất vui vì con nhận được hai bài kệ pháp của Thầy, trong khi chư tổ ngày trước mỗi vị chỉ nhận được mỗi một bài kệ truyền pháp.

Trả lời:
Không cần giữ tâm vắng lặng vì tâm vốn vắng lặng. Khi con thận trọng, chú tâm, quan sát thực tại thân-tâm-cảnh một cách tự nhiên thì chính là con đang sử dụng tâm vắng lặng ấy vào những sinh hoạt đời sống. Ngồi giữ tâm vắng lặng thì chỉ là định thôi, còn sử dụng tâm rỗng lặng trong sáng để thấy pháp là trong định có tuệ, trong tuệ có định. Định tuệ đi đôi với nhau mới thấy được pháp tánh, cho nên thầy nói với con là nếu tách hai yếu tố ra riêng để tu thì định sinh trì trệ, tuệ sinh hoài nghi, khó thấy được thực tánh pháp (sabhàva) như nó đang là (yathàbhùtà) của thực tại chân đế (paramattha sacca) mà Thiền Tông gọi là pháp tánh chân như.

trungtamhotong.org

Những bài viết liên quan

0 Nhận xét