...Những hoạt động như mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, và thân xúc (bao gồm sự vận hành theo chức năng và bản năng tự nhiên bẩm sinh của các cơ quan nội tạng như bộ phận tiêu hóa, tuần hoàn, tinh lọc, bài tiết, hô hấp, não bộ, hệ thống gân cơ và thần kinh v.v…) đều diễn ra một cách vô ngã và phần lớn là vô thức, vì dù chúng ta có ý thức được chúng hay không thì chúng vẫn tự hoạt động theo cách riêng của chúng. Đó là toàn bộ hoạt động của sự sống. Con người thường bỏ quên những hoạt động tự động này vì chúng thuộc hệ quả “vô nhân” trong chuỗi nhân quả của đời sống.
Theo Vi Diệu Pháp, Ý có hai loại:
• ý giới là một một loại hoạt động hậu vô thức nhưng tiền ý thức mà Duy Thức gọi là mạt-na thức thứ 7 và
• ý thức giới mà Duy Thức gọi là Ý thức thứ 6. Ý giới bao gồm những hoạt động bản năng giữa vô thức và hữu thức, giữ chức năng tiếp thu, so lường, xác định đối tượng mà các thức giác quan nhận được qua thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm một cách máy móc, chưa ý thức rõ rệt. Đó là giai đoạn máy móc “biết mà không biết” của ý giới.
Ý thức cũng có nhiều chức năng khác nhau:
• Tưởng tri: Đầu tiên là chức năng ý thức tiếp trợ để xử lý thông tin của tiến trình nhận thức sơ bộ từ các thức giác quan. Trong giai đoạn này tưởng hoạt động tạo ra khái niệm rồi dựa trên những khái niệm đó để nhận biết, nên cái biết này chỉ là giai đoạn tưởng tri.
• Thức tri: Tiếp theo là ý thức thuần túy làm việc với đối tượng pháp trần nội tại mà ý thức tiếp trợ đã xử lý lúc đầu. Ý thức lúc này nhận biết đối tượng theo thức tri nghĩa là thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, tư duy, lý luận, phê phán, quyết định hướng phản ứng hay giải quyết vấn đề. Đến đây ý thức hình thành tư tưởng, quan niệm và khuynh hướng thiện ác cũng bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn hữu ý “biết mà có biết” của ý thức qua kiến thức, kinh nghiệm v.v...
• Tuệ tri: Cuối cùng là chức năng ý thức trong sáng phản ánh trung thực và trực tiếp đối tượng, không qua tưởng tri, thức tri mà qua trí tuệ thấy biết thực tánh pháp, nên gọi là tuệ tri. Đây là giai đoạn trở về bản chất gốc của tánh biết trong sáng hoàn toàn vô ngã: “biết rất rõ mà dường như không biết” gì cả.
Để có thể dụng được ý thức trong sáng này trong đời sống hàng ngày thì con phải thường (tinh tấn) trở về trọn vẹn với chính mình (chánh niệm) và buông hết mọi ý đồ của bản ngã để tâm (tánh biết) trong sáng hồn nhiên (tỉnh giác). Lúc đó, hễ vô sự thì tâm tự sáng suốt, định tĩnh, trong lành; hễ hữu sự thì tâm tự ứng ra thận trọng, chú tâm, quan sát để tùy nghi tiếp xử đối tượng. Đó chính là lúc lục căn thanh tịnh vậy
Viên Minh
Theo Vi Diệu Pháp, Ý có hai loại:
• ý giới là một một loại hoạt động hậu vô thức nhưng tiền ý thức mà Duy Thức gọi là mạt-na thức thứ 7 và
• ý thức giới mà Duy Thức gọi là Ý thức thứ 6. Ý giới bao gồm những hoạt động bản năng giữa vô thức và hữu thức, giữ chức năng tiếp thu, so lường, xác định đối tượng mà các thức giác quan nhận được qua thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm một cách máy móc, chưa ý thức rõ rệt. Đó là giai đoạn máy móc “biết mà không biết” của ý giới.
Ý thức cũng có nhiều chức năng khác nhau:
• Tưởng tri: Đầu tiên là chức năng ý thức tiếp trợ để xử lý thông tin của tiến trình nhận thức sơ bộ từ các thức giác quan. Trong giai đoạn này tưởng hoạt động tạo ra khái niệm rồi dựa trên những khái niệm đó để nhận biết, nên cái biết này chỉ là giai đoạn tưởng tri.
• Thức tri: Tiếp theo là ý thức thuần túy làm việc với đối tượng pháp trần nội tại mà ý thức tiếp trợ đã xử lý lúc đầu. Ý thức lúc này nhận biết đối tượng theo thức tri nghĩa là thu nhận kiến thức, kinh nghiệm, tư duy, lý luận, phê phán, quyết định hướng phản ứng hay giải quyết vấn đề. Đến đây ý thức hình thành tư tưởng, quan niệm và khuynh hướng thiện ác cũng bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn hữu ý “biết mà có biết” của ý thức qua kiến thức, kinh nghiệm v.v...
• Tuệ tri: Cuối cùng là chức năng ý thức trong sáng phản ánh trung thực và trực tiếp đối tượng, không qua tưởng tri, thức tri mà qua trí tuệ thấy biết thực tánh pháp, nên gọi là tuệ tri. Đây là giai đoạn trở về bản chất gốc của tánh biết trong sáng hoàn toàn vô ngã: “biết rất rõ mà dường như không biết” gì cả.
Để có thể dụng được ý thức trong sáng này trong đời sống hàng ngày thì con phải thường (tinh tấn) trở về trọn vẹn với chính mình (chánh niệm) và buông hết mọi ý đồ của bản ngã để tâm (tánh biết) trong sáng hồn nhiên (tỉnh giác). Lúc đó, hễ vô sự thì tâm tự sáng suốt, định tĩnh, trong lành; hễ hữu sự thì tâm tự ứng ra thận trọng, chú tâm, quan sát để tùy nghi tiếp xử đối tượng. Đó chính là lúc lục căn thanh tịnh vậy
Viên Minh
0 Nhận xét