Chia sẻ

“sắc sắc không không”

4/06/2011 03:56:00 CH

Chào cả nhà,

Cả nhà đã bao giờ đọc ở đâu câu này chưa nhỉ:

"Cái có" trở thành "không", "cái không" trở thành "có", "cái có" trở thành "vừa có vừa không", "cái không" trở thành "vừa không vừa có"…

Nghe có vẻ quen quen, đúng không nhỉ?

Nhưng đó không phải Quân trích dẫn lời nhà Phật hay lời cụ Lão đâu nhá, mà là quan điểm biện chứng của Hegel đấy. Nó được Marx nêu lại trong cuốn “La misère de la philosophie” – “Sự khốn cùng của triết học” khi ông tranh luận với Proudhon về phép biện chứng.

Nhân tiện, ta hay nói, hoặc nghe nói, đến thuyết “sắc sắc không không” của nhà Phật.

Tuy nhiên, nếu xét theo nghĩa chữ Hán, thì chữ “không” trong khái niệm “sắc, không” không phải là “không” trong tiếng Việt, tức là không phải là chữ “không” trong câu của Hegel được trích dẫn ở trên. Trong chữ Hán thì “vô” mới là không, đối lập với “hữu” là có. Còn ở đây “không” đối lập với “sắc”. Lão tử chỉ nói đến vô và hữu.

Nhưng hình như nhiều người vẫn nghĩ rằng “không” trong “sắc, không” chính là “không” thì phải.

Pháp Thuận thiền sư thử giải thích rõ hơn một chút về cặp khái niệm “sắc, không” cho cả nhà mở mắt tí nhỉ! Chứ tớ là tớ mù tịt luôn…

Quân

Những bài viết liên quan

3 Nhận xét