Chân lý

Chính niệm và tà niệm?

9/19/2013 04:13:00 CH

Thưa thầy cho con hỏi:

1. Vì sao Phật dạy thân này không phải ta nhưng khi Phật khổ hạnh thân thể suy kiệt thì trí tuệ suy giảm?
2. Đâu là ranh giới giữa không nuông chiều bản thân và khổ hạnh (ức chế thân tâm)?
3. Con người làm gì cũng có mục đích. Lúc hành thiền Phật dạy phải tinh tấn. Nhưng phát niệm muốn thành Phật, giải thoát, bình an... lại là tà niệm. Vậy con phải lấy gì làm mục đích và làm sao cho đúng ạ?

Con xin cảm ơn thầy.

Trả lời:
1) Thân là thân, tâm là tâm, trí là trí như thực tánh của nó nên dĩ nhiện không có cái Ta, của Ta và tự ngã của Tatrong đó, vì khái niệm "Ta" chỉ là ảo tưởng, hoàn toàn không có thực. Thân-tâm-trí vốn vận hành theo nguyên lý tự tánh (sabhāva) của nó nên không chìu theo tư ý của cái Ta ảo tưởng. Chính khi cái Ta ảo tưởng xen vào mới thấy thân-tâm-trí lệch lạc đi theo ảo tường mà nó cho là, phải là, sẽ là mà thôi.

2) Nuông chìu bản thân là cung phụng lợi dưỡng cho cái Ta ảo tưởng được tha hồ buông lung phóng dật theo tư kiến tư dục của nó, ngược lại khổ hạnh là bắt buộc, dồn nén, áp chế bản thân phải chịu những khổ hình với hy vọng biện pháp khắc kỷ ép xác này sẽ giúp sớm thoát khỏi ảnh hưởng của thể xác để rèn luyện cho tâm hồn đượchoàn hảo và tự do giải thoát, nhưng đó chỉ là ảo tưởng của cái Ta, vì thực ra cái thân vốn vô tội, nó chỉ là công cụ của cái tâm mà thôi.

3) Tất nhiên ai cũng có mục đích, nhưng vấn để ở chỗ mục đích đó là gì, và do động cơ nào. Nếu động cơ là tham sân si thì mục đích chắc chắn là ảo vọng. Còn nếu động cơ là giới định tuệ thì mục đích chắc chắn là giải thoát Niết-bàn. Thí dụ phát nguyện thành Phật, muốn giải thoát nhưng động cơ là bản ngã tham sân si thì chỉ có thể thành đại ngã để rồi càng tự trói buộc mình. Không phải khởi niệm nào cũng là tà, khởi chánh tư duy từ chánh kiến sao gọi là tà niệm được?

trungtamhotong.org

Những bài viết liên quan

0 Nhận xét