...Kính thưa Thầy, phương châm của Thầy, "Thận trọng, chú tâm, quan sát" chỉ sáu chữ vỏn vẹn, thấy đơn giản nhưng không dễ hành chút nào. Hễ sơ suất là bị vọng tưởng lôi, lơ đễnh là bị vọng tưởng gạt,...
Suốt ngày con cứ bị chạy theo vọng, khi bắt gặp chúng, thì chúng tự tan. Có đôi lúc cũng không chịu tan. Không hiểu sao, những tiếng nói trong đầu con cứ thì thầm mãi. Càng quan sát tâm, con càng thấm thía một điều, là những gì khi sinh hoạt hàng ngày mà mình bị dính mắc nhiều, vui quá cũng vậy mà buồn, thương, giận tức gì cũng vậy, khi ngồi thiền các niệm đó rất dễ khởi trở lại nhiều lần, nếu không khéo phát hiện ra sự có mặt của chúng sớm thì rất dễ bị chúng làm điên đảo. Những khoảng lặng lẽ của con rất ngắn thưa Thầy. Có lẽ con cần phải thực tập nhiều hơn.
Thưa Thầy, con biết việc tu hành không thể một ngày một bữa mà thành công. Tất cả đều phải hội tụ đầy đủ nhân duyên thì mới có trái lành được, và mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, con muốn hỏi Thầy một việc là theo kinh nghiệm của Thầy thì Thầy phải mất thời gian là bao lâu sau khi biết cách tu mới có thể thong dong tự tại được như bây giờ? Theo kinh nghiệm của Thầy, con có cần phải điều chỉnh gì không?
Trả lời:
Khi con hỏi thầy phải mất bao lâu để đạt được sự an nhiên tự tại, tức con vẫn còn ý niệm thời gian, nghĩa là vẫn còn tư tưởng “muốn trở thành”. Tư tưởng muốn trở thành chính là ÁI, THỦ, HỮU – cái gốc sinh tử trong thập nhị duyên sinh.
Thí dụ như con thấy vọng khởi và muốn dẹp nó đi để có khoảng lặng nhiều hơn thì đó chính là ái - thủ - hữu. Cái con cho là “vọng” thực ra là pháp vô nhân, vô ngã, tự sinh, tự diệt (có thể là pháp tự nhiên theo định luật tâm, có thể là quả của nhân quá khứ do định luật nghiệp), còn cái ý con khởi lên cho đó là vọng rồi muốn diệt nó đi mới chính là hữu nhân, hữu ngã (chủ ý tạo tác của cái ta), cho nên nó mới tạo ra thời gian và sinh tử (ái-thủ-hữu --> sinh-lão-tử). Quả thì chỉ là sinh diệt tự nhiên, còn nhân mới tạo ra sinh tử luân hồi.
Pháp sinh diệt là trạng thái, còn thấy rõ bản chất thực tánh của nó, hay khởi tâm xử lý trạng thái ấy là thái độ. Trạng thái yên lặng hay trạng thái sinh diệt không quan trọng mà chủ yếu là thái độ thấy biết (Vipassanà, Kiến tánh). Nếu thấy biết đủ thanh tịnh trong sáng để nhận ra sự sinh diệt hay yên lặng của mọi trạng thái thì đó là tri kiến thanh tịnh. Còn nếu trong thấy biết còn khởi lên khái niệm sinh diệt là vọng, yên lặng là chơn thì liền có ý phê phán, kiểm duyệt, loại bỏ, giữ lấy… tức đã có ý đồ của bản ngã tham sân can thiệp thì liền rơi vào tiến trình ái-thủ-hữu của luân hồi sinh tử.
Khi con thấy biết một trạng thái (thân, thọ, tâm hay pháp) thì trong thấy chỉ thấy, trong biết chỉ biết mà không có cái ta lăng xăng giải quyết xen vào thì ngay đó không còn khái niệm, tư tưởng, thời gian và sinh tử… làm sao còn ý niệm bao lâu mới đạt được một trạng thái để rồi lại rơi vào sinh tử?
Con ạ, sự yên lặng của thái độ trước mọi sinh diệt của trạng thái mới là sự tịch tịnh của Niết-bàn.
Chúc con thường thấy biết như thị...
Viên Minh
Mục Hỏi & Đáp trungtamhotong.org
Suốt ngày con cứ bị chạy theo vọng, khi bắt gặp chúng, thì chúng tự tan. Có đôi lúc cũng không chịu tan. Không hiểu sao, những tiếng nói trong đầu con cứ thì thầm mãi. Càng quan sát tâm, con càng thấm thía một điều, là những gì khi sinh hoạt hàng ngày mà mình bị dính mắc nhiều, vui quá cũng vậy mà buồn, thương, giận tức gì cũng vậy, khi ngồi thiền các niệm đó rất dễ khởi trở lại nhiều lần, nếu không khéo phát hiện ra sự có mặt của chúng sớm thì rất dễ bị chúng làm điên đảo. Những khoảng lặng lẽ của con rất ngắn thưa Thầy. Có lẽ con cần phải thực tập nhiều hơn.
Thưa Thầy, con biết việc tu hành không thể một ngày một bữa mà thành công. Tất cả đều phải hội tụ đầy đủ nhân duyên thì mới có trái lành được, và mỗi người mỗi khác. Tuy nhiên, con muốn hỏi Thầy một việc là theo kinh nghiệm của Thầy thì Thầy phải mất thời gian là bao lâu sau khi biết cách tu mới có thể thong dong tự tại được như bây giờ? Theo kinh nghiệm của Thầy, con có cần phải điều chỉnh gì không?
Trả lời:
Khi con hỏi thầy phải mất bao lâu để đạt được sự an nhiên tự tại, tức con vẫn còn ý niệm thời gian, nghĩa là vẫn còn tư tưởng “muốn trở thành”. Tư tưởng muốn trở thành chính là ÁI, THỦ, HỮU – cái gốc sinh tử trong thập nhị duyên sinh.
Thí dụ như con thấy vọng khởi và muốn dẹp nó đi để có khoảng lặng nhiều hơn thì đó chính là ái - thủ - hữu. Cái con cho là “vọng” thực ra là pháp vô nhân, vô ngã, tự sinh, tự diệt (có thể là pháp tự nhiên theo định luật tâm, có thể là quả của nhân quá khứ do định luật nghiệp), còn cái ý con khởi lên cho đó là vọng rồi muốn diệt nó đi mới chính là hữu nhân, hữu ngã (chủ ý tạo tác của cái ta), cho nên nó mới tạo ra thời gian và sinh tử (ái-thủ-hữu --> sinh-lão-tử). Quả thì chỉ là sinh diệt tự nhiên, còn nhân mới tạo ra sinh tử luân hồi.
Pháp sinh diệt là trạng thái, còn thấy rõ bản chất thực tánh của nó, hay khởi tâm xử lý trạng thái ấy là thái độ. Trạng thái yên lặng hay trạng thái sinh diệt không quan trọng mà chủ yếu là thái độ thấy biết (Vipassanà, Kiến tánh). Nếu thấy biết đủ thanh tịnh trong sáng để nhận ra sự sinh diệt hay yên lặng của mọi trạng thái thì đó là tri kiến thanh tịnh. Còn nếu trong thấy biết còn khởi lên khái niệm sinh diệt là vọng, yên lặng là chơn thì liền có ý phê phán, kiểm duyệt, loại bỏ, giữ lấy… tức đã có ý đồ của bản ngã tham sân can thiệp thì liền rơi vào tiến trình ái-thủ-hữu của luân hồi sinh tử.
Khi con thấy biết một trạng thái (thân, thọ, tâm hay pháp) thì trong thấy chỉ thấy, trong biết chỉ biết mà không có cái ta lăng xăng giải quyết xen vào thì ngay đó không còn khái niệm, tư tưởng, thời gian và sinh tử… làm sao còn ý niệm bao lâu mới đạt được một trạng thái để rồi lại rơi vào sinh tử?
Con ạ, sự yên lặng của thái độ trước mọi sinh diệt của trạng thái mới là sự tịch tịnh của Niết-bàn.
Chúc con thường thấy biết như thị...
Viên Minh
Mục Hỏi & Đáp trungtamhotong.org
0 Nhận xét