...Thưa Thầy, tại sao có người mới sinh ra đã bị tàn tật? Là do nghiệp gì, và nhân nào mà thành ra tàn tật? TRẢ LỜI: Có một dịp Thầy gặp một người đang làm công tác hỗ trợ trẻ em tàn tật, người đó nói:“Con không chấp nhận Đạo Phật cho rằng nhân quả nghiệp báo...
...Thưa Thầy, vì sao con người sợ chết? Và sau khi chết chúng ta về đâu? TRẢ LỜI: Cả hai câu hỏi đều là một. Chính vì con người người không biết sau khi chết sẽ về đâu, nên con người mới sợ chết. Điều này xuất phát từ cảm giác muốn an toàn. Muốn được an toàn...
...Thưa Thầy, nếu ta không tự tay và xúi giục người khác sát sinh, nhưng ta gián tiếp ăn thịt chúng, vậy ta có tội khi ăn thịt không? TRẢ LỜI: Đây là quan điểm của người ăn chay. Một con vật đã chết mà không phải do mình sát sinh, và không phải chủ đích dành cho...
Life is easy. Why do we make it so hard? Có một điều mà tôi luôn mong muốn, được nói với tất cả mọi người trong đời tôi. Điều đó là: “Cuộc sống vốn dễ dàng, thật dễ dàng và vui vẻ.” Trước đây tôi chưa từng nghĩ thế, khi tôi ở Băng Cốc tôi cảm thấy dường...
...Kính thưa Thầy! Mỗi khi con ngồi thiền lâu (khoảng 1h trở lên) thì lúc con nằm ngủ hay bị tâm lìa ra khỏi thể xác và bay lên rất nhanh trong khi tâm con vẫn rất tỉnh táo mà không làm gì được, rồi khoảng 15- 20 giây thì tự nhiên hết và con tỉnh lại. Như...
...Con xin thành kính đảnh lễ Thầy,
Thưa thầy cho con hỏi, người ta nói tẩu hỏa nhập ma là như thế nào ạ? Có phải do thân, tâm không đồng nhất thì sẽ bị cái này phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy!
TRẢ LỜI:
Tẩu hoả là mất chánh khí, nhập ma là bị tà khí xâm nhập. Có chánh niệm tỉnh giác mới có chánh khí, thất niệm thiểu giác thì chánh khí suy, tà khí nhập.
* * *
Thưa thầy, vì sao có những trường hợp hành giả bị tâm thần điên loạn sau một thời gian thiền?
TRẢ LỜI:
- Căn cơ yếu kém mà muốn với lên cao, như cây còn non mà muốn ra hoa kết trái.
- Trong đời sống hàng ngày cứ để tâm phan duyên tán loạn theo cảnh mà ngồi lại thì muốn định ngay, không tẩu hỏa nhập ma mới lạ.
- Chưa thông lý mà ham chứng sự, chỉ như người tìm nhà mà không địa chỉ, càng cố đi càng xa không kiệt sức sao được.
- Ham làm thiền sư hơn là thật sự thiền, nếu không điên thì cũng cuồng. Cuồng con tệ hơn điên nữa đó.
- Chấp vào pháp môn phương tiện mà tưởng là đã tới cùng đích. Giống như người mới cầm cái chén không mà đã tưởng là ăn cơm rồi vậy.
- Đi lạc đường mà ai chỉ cho vẫn cứ cố mà đi...
- Tưởng mà đinh ninh là tuệ, tập trung tư tưởng mà cho là định, chấp vào hình thức mà nghĩ là giới... không tâm thần thì cũng mộng mơ thôi...
* * *
Kính Bạch Thầy! Con thường nghe và thực hành theo các chỉ dẫn trong các bài nói chuyện của Thầy. Và chỉ là người sơ cơ trong thiền tập thôi, nhưng trong thời gian gần đây khi ngồi thiền thì con thấy vùng trán - đỉnh đầu, sau gáy, đan diền có luồng năng lượng xoáy vào. Như vậy có nguy hiểm như người ta thường nói "tẩu hỏa nhập ma"?
Kính mong Thầy chỉ dạy. Con chân thành cám ơn Thầy!
TRẢ LỜI:
Con nên hành trong sinh hoạt đời sống hàng ngày trước để điều chỉnh tâm thiền cho đúng trước rồi ngồi mới tốt. Khi ngồi chỉ thư giãn buông xả để tâm rỗng lặng trong sáng tự nhiên, không dụng công dụng ý gì cả, nếu có hiện tượng gì xảy ra chỉ sáng suốt thấy rõ sự sinh diệt của nó thôi thì không sao.
Chỉ khi nào bị cuốn theo nó mà quên thực tại thân tâm mới đưa đến "tẩu hoả nhập ma".
* * *
Dạ thưa Thầy, tình cờ con đọc được 1 bài viết về thiền, về Kundalini, luân xa. Người ta đề cập tới việc hành thiền có thể tình cờ khơi dậy Kundalini, và nếu không có kiến thức cũng như được thiền sư hướng dẫn thì có thể dẫn tới bị điên, lú lẫn, và còn phải đối diện những trạng thái gây ra kinh sợ.
Con đọc mà thấy sao lại đáng sợ như vậy, và có thật là "tâm linh không bao giờ có giá rẻ đâu" như Ohso nói. Do con từng có ý định tu tập thiền định theo sách và đinh ninh chỉ cần mình không để tâm mong cầu sở đắc, tập trung thái quá thì sẽ không bị tẩu hỏa nhập ma, nên đọc được những điều này xong con thấy hoang mang quá.
Con nghĩ "Nếu phải đối diện với việc có thể bị điên thì con sẽ không theo pháp đó". Và theo con biết là trong kinh điển có nói "Hãy thực hành cho dù phải hi sinh mạng sống", và "Hãy để cho thân đau chứ đừng để cho tâm đau". Vậy có phải thực hành thiền Vipassana thì an toàn hơn hành thiền định không ạ?
Xin Thầy chỉ dạy cho con.
TRẢ LỜI:
Thầy cũng khuyên không nên cố hành thiền định vì như thế chỉ được định hữu vi hữu ngã trong Tam giới mà thôi, còn nếu hành sai thì rất dễ bị tẩu hoả nhập ma.
Thiền Soi Sáng (Vipassanā) đã bao gồm định trong đó rồi, nên hành Thiền Soi Sáng thì khi chứng các Tuệ cũng đồng thời có Chánh Định. Thực hành Định Tuệ nhất như thì có hy sinh cũng đáng, còn hành thiền định hy sinh để tẩu hoả nhập ma thì đâu có đáng.
* * *
Thưa Thầy,
Hai tháng trước con có cơ duyên gặp và nghe được lời hướng dẫn của Thầy, con mới thấy và hiểu được thế nào là thiền trong cuộc sống. Con xin cảm ơn Thầy.
Con có người bạn quen trong khóa thiền vipassana 10 ngày cách đây 1 năm. Người bạn của con lúc nào cũng muốn tìm kiếm phương pháp để đơn giản hóa cuộc sống của mình. Bạn ấy đọc rất nhiều sách về tâm linh, con người và cuộc sống của nhiều tác giả, đặc biệt rất ngưỡng mộ Ohso.
Bạn ấy cố gắng thức dậy sớm để ngồi thiền 2 tiếng, 1 tháng bạn tham dự khóa thiền một ngày 2 lần. Lúc nào bạn cũng sợ bị chi phối, ví dụ như là bạn nói tâm chưa định nên không dám xem các chương trình giải trí, nhưng khi bạn tự tìm xem 1 tập phim nào đó thì nói là hôm nay đã mất hết 3 tiếng rồi bây giờ phải đọc ít sách rồi mới đi ngủ. Bạn con chỉ mới 37 tuổi nhưng có suy nghĩ là công việc kỹ sư phần mềm trong 15 năm nay đã quá mệt mỏi muốn tìm chỗ nào đó yên tĩnh một mình được làm những điều mình thích.
Con cũng gửi cho bạn 1 vài bài giảng của Thầy, nhưng bạn không nói gì. Mong Thầy hướng dẫn con để con giúp bạn khỏi đi vào con đường tẩu hỏa nhập ma.
Con cảm ơn Thầy.
TRẢ LỜI:
Tẩu hoả nhập ma cũng hay, nó ngăn lại dòng chảy tham sân si quá mạnh không tự mình dừng lại được, mà không ai có thể giúp ngăn chặn lại được đâu, nên đó là điều kỳ diệu của pháp mà ai tham vọng sai lầm sẽ phải học bài học mầu nhiệm này thôi!...
Thầy Viên Minh - Tổng hợp từ các Hỏi & Đáp với Phật Tử.
www.trungtamhotong.org
Chân lý
Đừng đánh đồng đúng-tốt với xấu-ác như nhau rồi gọi đó là "tâm vô phân biệt"
6/09/2019 10:10:00 SA
... Thưa Thầy, Theo quan điểm Phật giáo, Đạo là gì? Đạo với đời có quan hệ như thế nào? Bạn Đạo (hay còn gọi là đạo hữu) là gì? Bạn Đạo với bạn trong đời sống thường ngày có quan hệ ra sao? Cám ơn Thầy.
TRẢ LỜI:
Phật giáo không có quan điểm mà chỉ mô tả lẽ thật. Đạo là lẽ thật rốt ráo ấy. Thấy ra và sống đúng lẽ thật trong cuộc sống thì đó chính là Đạo, không thấy ra và không sống đúng lẽ thật ấy thì đó là Đời. Nên có câu: "Đời không đạo như thuyền không lái, đạo không đời đạo phải về đâu".
Không có bạn đời với bạn đạo mà chỉ có bạn xấu và bạn tốt mà thôi.
* * *
Thưa Thầy, theo con thì làm gì có bạn tốt hay xấu, chỉ có bạn thôi. Còn tình bạn kia như thế nào là do nghiệp (đã và đang tạo) chứ ạ.
Và xin Thầy nói thêm về lẽ thật ạ. Cám ơn Thầy.
TRẢ LỜI:
Ý Thầy nói là đừng phân chia bạn đời hay bạn đạo, vì dù đời hay đạo thì cũng có người tốt & người xấu.
Con nói do nghiệp tức là đã công nhận nghiệp xấu, nghiệp tốt, nghiệp đúng, nghiệp sai, nghiệp thiện, nghiệp ác rồi, phải không? Nhưng nếu con cứ đổ cho nghiệp thì sao phải "chọn bạn mà chơi", "gần mực thì đen gần đền thì sáng", và tại sao Đức Phật cũng dạy "xa lánh kẻ ác, thân cận người lành"?
Con nói: "chỉ có bạn (là bạn) thôi", bởi vì con có tâm bao dung cả mặt tốt lẫn mặt xấu của bạn là tốt, nhưng nói "làm gì có bạn tốt hay xấu" thì không thực tế chút nào, điều đó tự con biết rõ chứ không cần Thầy phải chứng minh.
Người trí là người thấy rõ thiện ác, tốt xấu dù đó là bạn hay thù, nhưng tâm vẫn bình đẳng không bị thị phi ấy chi phối, chứ không phải đánh đồng đúng tốt với xấu ác như nhau rồi gán cho nó là "tâm vô phân biệt".
Lẽ thật là lẽ thật như nó đang là, vượt ngoài ngôn ý, không phải là cái được cho là, nghĩ là, phải là, sẽ là... thì làm sao Thầy "nói thêm về lẽ thật" được!...
Thầy Viên Minh - Tổng hợp từ các Hỏi & Đáp với Phật Tử.
...Kính thưa Thầy, từ lâu khi con còn nhỏ nhìn các vị tu sĩ con đều cảm kích. Lớn lên gặp Phật pháp con càng quý trong các Tăng Ni. Từ khi biết Phật pháp 11 năm nay con luôn ước nguyện trong đời này là đi xuất gia, nhưng con có một suy tư rằng nếu đi...
...Hàng ngày, anh bảo vệ nhận được một túi đồ ăn bỏ quên bên cạnh thùng rác, nhưng anh có chết cũng không thể ngờ được nguồn gốc của hộp đồ ăn tươi ngon đó. Giám đốc di chuyển trên chiếc ô tô sang trọng hàng ngày, còn anh là người bảo vệ chịu trách nhiệm mở cửa...
...Thưa Sư con cũng đang gặp khó khăn trong chuyện riêng của mình. Hiện tại gia đình con bây giờ chỉ có con, ba và chị gái. Năm vừa qua bản thân và gia đình con đã gặp phải rất nhiều chuyện buồn nên năm nay cả nhà ai cũng muốn con lập gia đình (cưới vợ) vì tuổi con cũng đã lớn và để cảnh gia đình bớt cô quạnh, nhất là ba con vì tuổi đã già mà con vẫn chưa yên bề gia thất nên rất buồn phiền và lo lắng.
Nhưng không biết thế nào mà biết bao nhiêu người mai mối con vẫn không có cảm tình với họ, có người con cảm tình họ thì họ lại không có tình cảm với con. Đối với con bây giờ cưới vợ như là một áp lực quá lớn.
Con phải làm thế nào nếu như lấy người mà con không có tình cảm, nhưng nếu cứ chờ cho đến khi nào gặp người mình có tình cảm thì biết đến bao giờ, không lẽ phải lấy người mà mình không có tình cảm thì ảnh hướng đến cả cuộc đời.
Thấy ba con lo lắng buồn phiền và luôn nhắc nhở, con cảm thấy mình như có lỗi quá. Nếu không cưới vợ thì con không thể có sự lựa chọn nào khác. Con phải nói với ba con thế nào để ba con khỏi buồn?
Hiện con rất khổ tâm vì không biết làm thế nào để gia đình vui nên con rất cần đến những lời chỉ dạy của Sư. Con kính chúc Sư luôn khỏe mạnh và khai sáng đường cho con. Con cảm ơn Sư.
TRẢ LỜI:
Duyên nợ ba sinh là chuyện không đơn giản mà nó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong và ngoài, gần và xa rất khó lường. Do đó đôi lúc người ta thấy như là nhân duyên tiền định vì sự chọn lựa của một người thường là không như ý.
Một mối tình được chọn lựa rất kỹ nhưng có thể đưa đến đổ vỡ, và ngược lại. Tình yêu tưởng là yếu tố bền chặt nhất nhưng nó lại là một thứ "phi vật thể" dễ bị tổn thương và tan vỡ nhất!
Nếu con xem việc lập gia đình là bài học để nhận ra chính mình và cuộc sống, để phát huy những đức tính tinh tế, nhẫn nại, cảm thông, san sẻ, vị tha... thì tốt thôi. Còn nếu con muốn có một gia đình như ý thì có lẽ con sẽ mãi khổ đau trong hiện thực bất như ý muôn đời của cuộc sống trần gian.
Sở dĩ mỗi người phải tự quyết định việc lập gia đình cho mình vì về sau họ sẽ không đổ lỗi cho ai khác khi gặp phải tình trạng bất như ý, mà họ phải chịu trách nhiệm về quyết định hay chọn lựa của chính mình. Cha mẹ mong muốn con phải lập gia đình liệu có chịu trách về những nỗi khổ đau của con mình trong tương lai không? Ba con có biết điều đó không?
Thầy Viên Minh - Trích Hỏi & Đáp với các Phật Tử.
...Thưa Thầy, Gia đình con từ trước đến nay hay tin phong thủy và bói toán. Nói cách khác thì là mê tín phải không Thầy? Khi mua nhà bố mẹ con phải chọn hướng theo tuổi của vợ chồng, người giúp mua/bán nhà, số nhà, đất và nhiều nữa. Sau khi nghe và hiểu một số lời...
...Mới đây một chia sẻ đầy cảm hứng về vị trí của mỗi con người trong cuộc đời được chia sẻ trên mạng xã hội... Chỉ so sánh những điều tưởng chừng như đơn giản nhất lại đúc kết ra những kinh nghiệm sống vô cùng quý giá cho mỗi con người. Dòng chia sẻ này như sau:...