Chia sẻ

Doanh nhân chia sẻ về... tình thương

4/11/2011 09:45:00 SA

Dưới đây là một trong những chia sẻ của doanh nhân Lê Hoàng Duy với Pháp Thuận:

"Về chuyện tình thương, người trực tiếp và tự nguyện giúp đỡ người khác trước hết có cảm giác là thực sự làm được 1 việt tốt, thứ 2 là một tấm gương để mọi người noi theo. Nhưng đa số chúng ta chỉ là những con người thiếu tự giác và biết giúp đỡ gián tiếp một cách nghĩa vụ, đơn giản như đóng thuế và trả bảo hiểm dân sự. Cậu biết, ở một nước dân chủ, quân đội, các cơ quan nhà nước, các cơ quan y tế, các họat động phúc lợi xã hội đều duy trì bằng tiền thuế và bảo hiểm từ những người có công ăn việc làm trang trải. Đa số này tuy không có tình thương như cậu nhận định, nhưng vì biết sống có tổ chức nên việc tốt người ta làm không ít một chút nào, tuy nhiên hòan tòan vô danh. Đôi khi tớ nghĩ từ tấm lòng đẹp đến việc làm tốt hơn nhau ở cách thực hiện. Hoặc tự mình xắn tay giúp hoặc mình bình chọn (bầu cử) đại diện, người này sẽ ràng buộc mình làm tròn nghĩa vụ với xã hội. Cũng có thể đồng thời tham gia cả 2 việc làm trên, nhưng thời gian của mỗi con người có hạn, làm được nhiều việc này thì lại bễ việc khác, nếu mình không chuyên kết quả chung liệu có khá hơn không?!?!

Trở lại việc cậu đặt vấn đề quyên góp mở thư viện cho trẻ con nghèo, một việc có ý nghĩa nhưng tớ không làm được. Bởi tớ chưa làm từ thiện bao giờ vì thế không đủ uy tín để mọi người ủng hộ tiền, đồ chơi hay những đồ vật tình nghĩa khác thì phí vận chuyển quá lớn so với giá trị hàng. Ngòai ra việc này không thiết thực bằng ủng hộ khắc phục hậu quả thiên tai, nên khả năng thành công rất nhỏ. Nếu có làm thì sẽ kết thúc ở chỗ mất thời gian, mà mình có thể dành cho việc khác. Có những ý tưởng tốt nhưng không thực hiện được rộng rãi và kinh tế thì không hẳn là tốt với đúng nghĩa của chữ tốt.

Cậu nhận định đúng, mọi người ở đây có cách nhìn giống nhau, một phần do trao đổi tiềp xúc mạnh, một phần do công việc hầu hết là kinh doanh và buôn bán. Mọi người coi như đó là phương tiện cần thiết và hiệu quả để gây dựng cuộc sống ở một xứ sở mới. Chính vì thế những gì người ta làm ở giai đọan này đều rất thực tiễn. Tớ không cho rằng trong kinh doanh con người thiếu lòng tin và nhiều chuyện lừa lọc hơn bất kỳ một môi trường nào khác. Đôi khi cái lệ ở môi trường này còn rành mạch hơn. Vì tính chất mạo hiểm của công việc mọi người phải xây dựng lòng tin trước đối tác. Vì cạnh tranh và vòng quay lớn (kể cả về thông tin) nên các phần tử xấu bị lọai trừ một cách nhanh chóng, tất nhiên những đối tượng không nghiêm túc liên tục hình thành ở một tỷ lệ nhất định. Thường những người ăn nên làm ra là những người biết tôn trọng danh dự và đạo đức.

Tớ với cậu thân nhau, biết dành thời gian cho những suy nghĩ về cuộc sống, biết nói một cách cởi mở, thế tớ mới dám trình bày một cách thực lòng như vậy. Tớ biết cậu có tâm tốt, nên tớ có đôi lời về hiện thực. Cuộc sống cần có những tấm gương như cậu và những người noi theo như tớ, nếu ai cũng là gương sáng cả thì còn ai là người noi…, như kiểu phải có lính mới có tướng ý. Nghe có vẻ hài hước, nhưng thực chất phải có người làm mới có của cải để dùng vào từ thiện (trực tiếp cũng như gián tiếp), nói một cách thống kê thì chỉ cần tỷ lệ người làm từ thiện trong xã hội cao hơn bình thường là đã có hại rồi cho những người cần sự giúp đỡ rồi.

Còn cái này nữa, nặng suy nghĩ chưa hẳn là sẽ chiếm mất chỗ của tấm lòng, 2 bộ phận phụ trách này nằm ở 2 vị trí rất biệt lập, và 2 thể này là 2 dạng vật chất (hoặc phi vật chất mà tớ không biết) khác hẳn nhau!"

Duy là doanh nhân định cư tại Warsaw - Poland.


Những bài viết liên quan

1 Nhận xét