­
Sách hay

Hành Trình Về Phương Đông

10/11/2012 09:53:00 SA

Đến với tâm linh, chắc ai cũng từng đọc cuốn Hành Trình Về Phương Đông của tác giả Blair T. Spalding do Nguyên Phong dịch. Cuốn sách này là một phần trong bộ hồi ký nổi tiếng của giáo sư Blair T. Spalding (1857 – 1953). Nguyên tác “Life and Teaching of the Masters of the Far East” (xuất bản năm 1935) có tất cả sáu quyển, ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa và Ba Tư.

Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn gồm các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh đi từ Anh quốc sang Ấn Độ, các cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở châu Á và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ba quyển sau là những ghi nhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình, sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh, cùng bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đã trở lại Ấn Độ sống đời ẩn sĩ.

Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dữ kiện được đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều độc giả hâm mộ, nhiệt liệt tán thưởng các quyển hồi ký này.

"… Chúng ta muốn sống yên ổn, không thích xáo trộn, nhưng rất thích thú nghe nói về các sự xáo trộn của kẻ khác. Chúng ta dành nhiều giờ để bàn cãi sôi nổi về người này, người nọ, chê bai ông này, giễu cợt bà kia. Phải chăng chúng ta vẫn làm thế? Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, tại sao chúng ta lại làm thế không? Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khỏe, và chỉ cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thỏa mãn. Nếu ai có hỏi thì ta cũng sẽ chối quanh như Alexander Đại đế chỉ xin một giấc ngủ bình an mà thôi. Giấc ngủ bình an nào có khó, nào xa xôi diệu vợi, tốn công nhọc sức mới có. Làm sao ta có thể lao đầu vào vật chất phù du, xây dựng danh vọng địa vị, thỏa mãn cái phàm ngã hữu hình hữu hoại đồng thời tìm sự bình an, yên tĩnh? Chính các điều trên đã phá vỡ sự yên tĩnh sung mãn của nội tâm ta. Phiền não là do chính ta tạo nên, chứ đâu phải hoàn cảnh…"

Vài nét về tác giả Dr. Baird T. Spalding


Dr. Baird T. Spalding (1857 – 1953): Giáo sư trường Đại Học Oxford (Anh), tên của ông đã trởthành một huyền thoại về lĩnh vực tâm linh trong suốt nửa đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra ở Anh.Năm 4 tuổi, ông chuyển đến Ấn Độ. Năm 17 tuổi, ông tốt nghiệp Đại học và chuyến đến sốngtại CaliforniaHeidelberg (Đức) và học tại đó 8 năm. Nhưng rồi ông lại quay về California vàđược cấp bằng làm việc tại Khoa Khảo cổ học tại Berkeley và Stanford. trong 2 năm. Sau đóông lại đếnSau nhiều năm làm việc với nhà xuất bản Douglas DerVorss để biên soạn và giới thiệu tácphẩm của mình. Giáo sư Spalding đã mất vào năm 1953 ở Arizona

Tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Baird T. Spalding (1857 – 1953). Tất cả gồm 6 quyển:

  • Quyển 1: Được viết năm 1924.
  • Quyển 2: Ngạc nhiên trước những sự kỳ thú và những kinh nghiệm trong chuyến lưu hành của mình,ông đã viết quyển 2 vào năm 1927.
  • Quyển 3: Được viết năm 1935 cùng với tour du lịch 30 thành phố.
  • Quyển 4 (1948) và quyển 5 (1955): Được biên soạn dựa trên những câu hỏi và trả lời trong các cuộc đốithoại của ông.
  • Quyển 6: Được viết năm 1996, bao gồm những sự kiện lịch sử có liên quan tới bài báo của ông ở tạp chí“Mind” Nguyên tác có tất cả sáu quyển ghi nhận đầy đủ về cuộc hành trình gay go nhưng lý thú và tràn đầy sự huyền bí ở Ấn độ, Tây Tạng, Trung hoa và Ba tư.

Ba quyển đầu ghi lại những cuộc thám hiểm của phái đoàn từ Anh sang Ấn, sự gặp gỡ giữa phái đoàn và những vị thầy tâm linh sống ở Á châu, và ở dãy Hy Mã Lạp Sơn . Ba quyển sau là những ghinhận riêng của giáo sư Spalding về các cuộc hành trình. Sự trao đổi kiến thức giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh,với bản tường trình của phái đoàn đã đưa đến những cuộc tranh luận sôi nổi. Cuối cùng thì ba người trong phái đoàn đãtrở lại Ấn độ sống đời ẩn sĩ . Hồi ký của giáo sư Spalding là một công trình nghiên cứu nghiêm túc với nhiều dự kiệnđược phái đoàn ghi nhận đầy đủ một cách khoa học, và cho đến nay vẫn còn nhiều đọc giả hâm mộ, nhiệt liệt tánthưởng các quyển hồi ký này.


Vài nét về dịch giả Nguyên Phong
Dịch giả Nguyên Phong tên thật là Vũ Văn Du, sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông rời Việt Nam du học ở Hoa Kỳ từ năm 1968 và tốt nghiệp cao học ở hai ngành Sinh vật học và Điện toán.

Ngoài công việc chính là một kỹ sư cao cấp tại Boeing trong hơn 20 năm, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu trong vai trò nhà khoa học tại Đại học Carnergie Mellon và Đại học Seattle. Ông còn giảng dạy tại một số trường đại học quốc tế tại Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ về lĩnh vực công nghệ phần mềm.

Song song với vai trò một nhà khoa học, Nguyên Phong còn là dịch giả nổi tiếng của loạt sách về văn hóa và tâm linh phương Đông, chuyển thể từ nhiều tác phẩm của các học giả phương Tây sau quá trình tìm hiểu và khám phá các giá trị tinh thần từ phương Đông. Trong số đó, có thể kể: Hành Trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Bên rặng Tuyết sơn,  Hoa sen trên tuyết, Hoa trôi trên sóng nước, Huyền thuật và đạo sĩ Tây Tạng, Trở về từ cõi sáng, Minh Triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết,…

Các cõi vô hình - Một đoạn trích trong cuốn sách
Các bạn có thể xem đoạn trích này khi click vào đây

Hiện nay thư viện của yenlang.net đang có file PDF Vol.1 - tiếng Việt. Các Vol.1 - 4 bản tiếng Anh.  Ai quan tâm có thể liên hệ với Pháp Thuận qua email - hopthuyenlang@gmail.com để lấy file!


Những bài viết liên quan

0 Nhận xét