Ngày hôm nay lên trên facebook này, người người gửi đến thầy cô tình cảm của họ, người thì biết ơn, người thầy hằn học, người thì căm hận. Đối với em, suy nghĩ về thầy cô thì quá dài.
Cách đây nhiều năm, nhà em nuôi bò sữa, em đi chăn bò. Ngày 20/11, em quần áo cũ, mặt em thò lò mũi xanh thập thò ngoài cửa nhà cô, tay xách chục hủ yaourt nhà tự làm. Cô kêu em vô nói: “Nhà đã không có xách mấy thứ này tới đây làm gì?, trò đem về đi”. Mấy đứa tặng xà bông Coast của Mỹ cô không nói vậy, cô vui vẻ cười đón nhận, ôm xoa đầu, cám ơn. Chắc em không có đầm hồng đẹp, không có giày mới, mặt em không bôi son đánh phấn xịt dầu thơm. Người em đôi khi còn lại chút mùi hương của sữa bò.
Cám ơn cô đã khơi dậy sự tự ti ngùn ngụt trong lòng một đứa học trò tội nghiệp. Nhưng có nhiều điều mà cho tới bây giờ, em vẫn chưa từng nói cho cô biết.
Ngày đó, những đứa con nhà giàu có xe đạp riêng mê đi chăn bò, rong ruổi theo em trên dang nắng dầm mưa bắt dế hái hoa cưởi bò, bị bò đá, bị mẹ đánh đòn nhưng vẫn cứ đi theo. Chúng nó mê cây cỏ, mê trời xanh, mê sâu, mê dế, mê em, mê vú bò nhà em, trong đó có con cô. Nhờ thời gian đi chăn bò, em ngốn hết những cuốn tiểu thuyết in trên giấy vàng khè, đôi chỗ đã bị mọt ăn thủng.
Đọc hết tiểu thuyết, em đọc luôn mấy cuốn Mac-lenin toàn tập từ I-XII. Lúc đó em chẳng biết Mac-Lenin là ai, em chỉ nghĩ đây là hai ông nhà giàu, vì sách của ổng lúc nào cũng được in trên giấy trắng tinh, rất thơm, mọt không ăn được và đọc sách ổng thì dễ ngủ vì trong chừng đó cuốn chẳng có lấy một đoạn đối thoại nào.
Đôi khi em bị một ông già chửi vì để bò quậy hết đám khoai lang của ổng, thời đó khoai lang cũng quý lắm. Ổng chửi đã rồi đốt lá thông lên nướng khoai cho em ăn. Qua làn khói trắng thoang thoảng mùi dầu thông và thơm nức mùi khoai lang nướng, ông nói cho em biết hết Mac-Lenin là ai, làm gì, Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai “hy sinh” như thế nào, lạm phát là gì, vì sao Việt Nam phải đổi tiền. Ổng nói rồi cho em mấy tờ hai chục đồng để chơi, lúc đó chẳng còn xài được.
Chuyện khác, khi thả bò đi rông trên đồi Dinh III Bảo Đại, em được ông Hòa, ngày xưa là trợ lý của vua Bảo Đại dẫn cho vô tầng Hầm của dinh coi, trong đó có biết bao nhiêu món đồ quý giá của Vua Bảo Đại, nhờ ổng em biết được cái cặp ngà voi mà quý khách sờ mó trầm trồ hằng ngày là bằng nhựa. Ông Hòa sau này bị quy hoạch cưỡng chế lấy luôn căn nhà ở cách Dinh vua một con đường, về già ông cũng không còn được làm việc trong dinh nữa, phải ra ngoài chăn ngựa cho khách du lịch thuê, vợ ông thì phải xách bọc đi bán bánh kẹp quanh dinh. Nhưng bằng một cách nào đó, hai người này chưa khi nào rời xa cái Dinh đó cho đến cuối đời. Ông nói với em, đó gọi là lòng biết ơn và lòng trung thành đối với Vua mà ông suốt đời cung kính.
Một lần, sau khi mãi mê nằm nhìn trời xanh mây trắng và máy bay phản lực em lùa bò với tới nhà thì nghe một mụ bắc kỳ đang mắng vốn mẹ em xa xả vì để bò ăn hết mớ rau muống của bà ấy. Vòng ra sau nhà ngó qua khe cửa thì em nhận ra mụ ấy cô giáo chủ nhiệm lớp 2D trường mình. Cuối cùng bà ấy cũng chịu ra về sau khi bắt đền mẹ em một con gà mái tơ. Tối đó em tiếc con gà mái tơ mà nuốt cơm không trôi mặc dù mẹ em chẳng la em tiếng nào.
Vài tháng sau nữa, em ăn gậy 1 điểm vì đã làm sai ý cô trong bài tập làm văn. Đề bài: “Em hãy phân tích câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Em nói câu này không có đúng, vì em học rất nhiều điều khác không phải từ thầy cô, em học từ ông già nông dân, sách vở và cả từ cái cách mà cô giáo chủ nhiệm lớp 2D chửi Mẹ em. Nhưng cô không đồng ý với ý kiến của em, cô bắt mời phụ huynh và cho em một điểm. Ba em lên gặp cô rồi về nói với em: “Đừng lo, điểm số không quan trọng đâu con à!”.
Vài năm sau nữa, em ăn gậy 1 điểm lần thứ hai vì đã làm sai ý cô trong bài tập làm văn. Đề bài: Em hãy phân tích câu: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Em hãy nói lên lòng yêu thương thầy cô.”. Em viết trong bài tình cảm yêu thương em chỉ có thể dành cho cha mẹ và những người trong gia đình. Phàm những người đã mang nghiệp giáo, có lẽ sự trả ơn xứng đáng nhất là thấy học trò mình thành công trong sự nghiệp chứ không phải những lời nói xưng tụng xáo rỗng. Em được 1 điểm vì không học thuộc lòng 2 trang giấy dàn bài của cô để viết, em viết theo ý em.
Cám ơn cô, vì nhờ cô em biết được sống ở đây nói ra cái gì cũng phải nói theo định hướng, nói theo dàn ý. Và hơn hết là không được tự do nói ra những điều mình nghĩ, vì điều này sẽ làm cho mình được 1 điểm.
Vài năm sau nữa, em đi dạy kèm. Thằng học trò lớp 5 của em yêu cầu em đọc bài tập làm văn về nhà cho nó chép.
- Cô phải đọc cho em chép chứ!
- Cô chỉ đọc bài của em tự làm, cô đến đây không phải để đọc cho em chép, như vậy không tốt cho em”
- Cô có biết Ba Mẹ em trả cô bao nhiêu tiền một buổi không?!
Sau đó em nói chuyện với phụ huynh, tôi đến đây không phải để làm bài tập thay con ông bà, để con ông bà được điểm tốt. Sau khi nói mãi nói mãi với phụ huynh, với học sinh, kết quả là em nghỉ việc vì nhất quyết không đọc và thằng học trò lớp 5 được 2 điểm khi tự làm bài văn. Cũng như em ngày xưa thôi.
Vài năm sau nữa, em lại đi học và gặp một cô giáo người Anh chấm tiểu luận. Cô này rất yêu quý người Việt Nam và đất nước Việt Nam, lại mặc áo dài rất xinh. Em có mấy món đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đơn giản, chẳng có giá trị gì về vật chất mang tới tặng cô, cô thẳng thừng nói: “Mặc dù cô rất yêu quý và rất thích nhưng mà cô không thể nhận đồ của học sinh, như vậy là mang tội “bribe”, mà làm vậy tình cảm của cô cũng bị ảnh hưởng khi chấm điểm cho em, cô không thích vậy”. Em thật sự cám ơn cô.
Tất cả những người thầy, những người cô, ta có thể vẫn thăm viếng và vấn an vào một ngày chẳng định trước, thiết gì phải Ngày nhà Giáo...Việt Nam. Hy vọng các thầy cô có facebook để đọc hết những lời chúc hôm nay, vì những học sinh của thầy cô đã gửi lên facebook lời chúc sức khỏe thay vì đến nói với thầy cô.
Những ai đã từng đi học đều phải biết ơn thầy cô. Kể cả em. Nhưng xã hội này sẽ không thể biết ơn những gì đã giáo dục nên một ông thủ tướng đi công du nước ngoài vẫn phải cầm tờ giấy run run đọc để gọi là phát biểu.
Hôm qua, thấy đứa bạn đang đi gom tiền vì hội phụ huynh lớp con nó quyết định tặng cho cô giáo chủ nhiệm một cái Sony Bravia 40”. Buồn cười thiệt!
Hồ Diệu Phương - 20/11/2012
Cách đây nhiều năm, nhà em nuôi bò sữa, em đi chăn bò. Ngày 20/11, em quần áo cũ, mặt em thò lò mũi xanh thập thò ngoài cửa nhà cô, tay xách chục hủ yaourt nhà tự làm. Cô kêu em vô nói: “Nhà đã không có xách mấy thứ này tới đây làm gì?, trò đem về đi”. Mấy đứa tặng xà bông Coast của Mỹ cô không nói vậy, cô vui vẻ cười đón nhận, ôm xoa đầu, cám ơn. Chắc em không có đầm hồng đẹp, không có giày mới, mặt em không bôi son đánh phấn xịt dầu thơm. Người em đôi khi còn lại chút mùi hương của sữa bò.
Cám ơn cô đã khơi dậy sự tự ti ngùn ngụt trong lòng một đứa học trò tội nghiệp. Nhưng có nhiều điều mà cho tới bây giờ, em vẫn chưa từng nói cho cô biết.
Ngày đó, những đứa con nhà giàu có xe đạp riêng mê đi chăn bò, rong ruổi theo em trên dang nắng dầm mưa bắt dế hái hoa cưởi bò, bị bò đá, bị mẹ đánh đòn nhưng vẫn cứ đi theo. Chúng nó mê cây cỏ, mê trời xanh, mê sâu, mê dế, mê em, mê vú bò nhà em, trong đó có con cô. Nhờ thời gian đi chăn bò, em ngốn hết những cuốn tiểu thuyết in trên giấy vàng khè, đôi chỗ đã bị mọt ăn thủng.
Đọc hết tiểu thuyết, em đọc luôn mấy cuốn Mac-lenin toàn tập từ I-XII. Lúc đó em chẳng biết Mac-Lenin là ai, em chỉ nghĩ đây là hai ông nhà giàu, vì sách của ổng lúc nào cũng được in trên giấy trắng tinh, rất thơm, mọt không ăn được và đọc sách ổng thì dễ ngủ vì trong chừng đó cuốn chẳng có lấy một đoạn đối thoại nào.
Đôi khi em bị một ông già chửi vì để bò quậy hết đám khoai lang của ổng, thời đó khoai lang cũng quý lắm. Ổng chửi đã rồi đốt lá thông lên nướng khoai cho em ăn. Qua làn khói trắng thoang thoảng mùi dầu thông và thơm nức mùi khoai lang nướng, ông nói cho em biết hết Mac-Lenin là ai, làm gì, Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai “hy sinh” như thế nào, lạm phát là gì, vì sao Việt Nam phải đổi tiền. Ổng nói rồi cho em mấy tờ hai chục đồng để chơi, lúc đó chẳng còn xài được.
Chuyện khác, khi thả bò đi rông trên đồi Dinh III Bảo Đại, em được ông Hòa, ngày xưa là trợ lý của vua Bảo Đại dẫn cho vô tầng Hầm của dinh coi, trong đó có biết bao nhiêu món đồ quý giá của Vua Bảo Đại, nhờ ổng em biết được cái cặp ngà voi mà quý khách sờ mó trầm trồ hằng ngày là bằng nhựa. Ông Hòa sau này bị quy hoạch cưỡng chế lấy luôn căn nhà ở cách Dinh vua một con đường, về già ông cũng không còn được làm việc trong dinh nữa, phải ra ngoài chăn ngựa cho khách du lịch thuê, vợ ông thì phải xách bọc đi bán bánh kẹp quanh dinh. Nhưng bằng một cách nào đó, hai người này chưa khi nào rời xa cái Dinh đó cho đến cuối đời. Ông nói với em, đó gọi là lòng biết ơn và lòng trung thành đối với Vua mà ông suốt đời cung kính.
Một lần, sau khi mãi mê nằm nhìn trời xanh mây trắng và máy bay phản lực em lùa bò với tới nhà thì nghe một mụ bắc kỳ đang mắng vốn mẹ em xa xả vì để bò ăn hết mớ rau muống của bà ấy. Vòng ra sau nhà ngó qua khe cửa thì em nhận ra mụ ấy cô giáo chủ nhiệm lớp 2D trường mình. Cuối cùng bà ấy cũng chịu ra về sau khi bắt đền mẹ em một con gà mái tơ. Tối đó em tiếc con gà mái tơ mà nuốt cơm không trôi mặc dù mẹ em chẳng la em tiếng nào.
Vài tháng sau nữa, em ăn gậy 1 điểm vì đã làm sai ý cô trong bài tập làm văn. Đề bài: “Em hãy phân tích câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Em nói câu này không có đúng, vì em học rất nhiều điều khác không phải từ thầy cô, em học từ ông già nông dân, sách vở và cả từ cái cách mà cô giáo chủ nhiệm lớp 2D chửi Mẹ em. Nhưng cô không đồng ý với ý kiến của em, cô bắt mời phụ huynh và cho em một điểm. Ba em lên gặp cô rồi về nói với em: “Đừng lo, điểm số không quan trọng đâu con à!”.
Vài năm sau nữa, em ăn gậy 1 điểm lần thứ hai vì đã làm sai ý cô trong bài tập làm văn. Đề bài: Em hãy phân tích câu: Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Em hãy nói lên lòng yêu thương thầy cô.”. Em viết trong bài tình cảm yêu thương em chỉ có thể dành cho cha mẹ và những người trong gia đình. Phàm những người đã mang nghiệp giáo, có lẽ sự trả ơn xứng đáng nhất là thấy học trò mình thành công trong sự nghiệp chứ không phải những lời nói xưng tụng xáo rỗng. Em được 1 điểm vì không học thuộc lòng 2 trang giấy dàn bài của cô để viết, em viết theo ý em.
Cám ơn cô, vì nhờ cô em biết được sống ở đây nói ra cái gì cũng phải nói theo định hướng, nói theo dàn ý. Và hơn hết là không được tự do nói ra những điều mình nghĩ, vì điều này sẽ làm cho mình được 1 điểm.
Vài năm sau nữa, em đi dạy kèm. Thằng học trò lớp 5 của em yêu cầu em đọc bài tập làm văn về nhà cho nó chép.
- Cô phải đọc cho em chép chứ!
- Cô chỉ đọc bài của em tự làm, cô đến đây không phải để đọc cho em chép, như vậy không tốt cho em”
- Cô có biết Ba Mẹ em trả cô bao nhiêu tiền một buổi không?!
Sau đó em nói chuyện với phụ huynh, tôi đến đây không phải để làm bài tập thay con ông bà, để con ông bà được điểm tốt. Sau khi nói mãi nói mãi với phụ huynh, với học sinh, kết quả là em nghỉ việc vì nhất quyết không đọc và thằng học trò lớp 5 được 2 điểm khi tự làm bài văn. Cũng như em ngày xưa thôi.
Vài năm sau nữa, em lại đi học và gặp một cô giáo người Anh chấm tiểu luận. Cô này rất yêu quý người Việt Nam và đất nước Việt Nam, lại mặc áo dài rất xinh. Em có mấy món đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đơn giản, chẳng có giá trị gì về vật chất mang tới tặng cô, cô thẳng thừng nói: “Mặc dù cô rất yêu quý và rất thích nhưng mà cô không thể nhận đồ của học sinh, như vậy là mang tội “bribe”, mà làm vậy tình cảm của cô cũng bị ảnh hưởng khi chấm điểm cho em, cô không thích vậy”. Em thật sự cám ơn cô.
Tất cả những người thầy, những người cô, ta có thể vẫn thăm viếng và vấn an vào một ngày chẳng định trước, thiết gì phải Ngày nhà Giáo...Việt Nam. Hy vọng các thầy cô có facebook để đọc hết những lời chúc hôm nay, vì những học sinh của thầy cô đã gửi lên facebook lời chúc sức khỏe thay vì đến nói với thầy cô.
Những ai đã từng đi học đều phải biết ơn thầy cô. Kể cả em. Nhưng xã hội này sẽ không thể biết ơn những gì đã giáo dục nên một ông thủ tướng đi công du nước ngoài vẫn phải cầm tờ giấy run run đọc để gọi là phát biểu.
Hôm qua, thấy đứa bạn đang đi gom tiền vì hội phụ huynh lớp con nó quyết định tặng cho cô giáo chủ nhiệm một cái Sony Bravia 40”. Buồn cười thiệt!
Hồ Diệu Phương - 20/11/2012
2 Nhận xét