1. Đừng hiểu lầm lời Phật dạy
HỎI: Trong nhiều bản kinh Đức Phật khuyến khích hành giả ngồi thiền, nên hiểu như thế nào?
Thời Đức Phật chưa ra đời, ngoại đạo xem thiền định là tối cao nên họ cho rằng vào rừng tu là mục đích tối thượng, nếu không ngồi thiền định bị thiên hạ cho là không tu hành gì cả. Khi Phật giác ngộ, thấy ra thiền định, khổ hạnh không đưa đến giác ngộ giải thoát, nhưng thời đó người Ấn thích như vậy, nên Ngài vẫn duy trì thiền định như một hình thức hiện tại lạc trú mà thôi. Thật ra đó mới chỉ là tu ngoài da, chưa giác ngộ thì vẫn còn ở ngoài da, chưa thấy được cốt lõi của Đạo.
Pháp hành Tứ Niệm Xứ không có trong ngoại đạo, Đức Phật dạy pháp hành Tứ Niệm Xứ cho người dân xứ Kuru, ở đó mọi người đi làm lụng, sinh hoạt bình thường nhưng vẫn thực hành tứ niệm xứ một cách tự nhiên, Đặc biệt Đức Phật dạy: Thân như thế nào thấy vậy, thọ như thế nào thấy vậy, tâm như thế nào thấy vậy, quan hệ với Pháp như thế nào thì thấy vậy...đó chính là tu, là thiền, là hành nghiêm túc nhất.
Công phu Thiền định vốn là pháp tu tập của ngoại Đạo, nếu bỏ đi ngoại đạo không vào được chánh pháp ngay được vì vậy ai thích ngồi thiền định thì Đức Phật cho ngồi, rồi hướng họ vào chánh đạo sau. Nếu ngồi thiền định mà chứng Đạo được thì khi Đức Phật gặp ông Bàhiya tại sao Ngài không khuyên ông ngồi thiền định mà chỉ dạy rằng: Trong thấy chỉ là thấy. Trong nghe chỉ là nghe. Trong xúc chỉ là xúc. Trong biết chỉ là biết... không có cái ta Bāhiya nào ở đó thì Bāhiya liền chứng quả Alahán.
Nói chung, thà không có kinh điển còn hơn quá lệ thuộc vào ngôn ngữ kinh điển. Khi được hỏi sau khi đức Phật nhập Niết Bàn tứ chúng nương tựa vào ai, vị ấy do Ngài đề cử hay chư Tăng bầu lên để làm bậc ý chỉ. Đức Phật dạy, không nương tựa vào ai mà chỉ nên nương tựa vào Pháp thôi. Nhưng chữ Pháp được người sau chú giải là lời dạy của Đức Phật tức ám chỉ Kinh điển. Thực ra y cứ vào Pháp chính là y cứ vào Sự Thật muôn đời như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo… Y cứ trên Cái Thật chứ không phải y cứ trên ngôn ngữ kinh điển.
Trong kinh Kalama đức Phật cũng nói rất rõ rằng đừng tin kinh điển, lời truyền tụng, những tin đồn hay bất cứ điều gì, mà mỗi người phải tự thực nghiệm để thấy ra Pháp. Những lời lẽ trong kinh điển đôi lúc bị vặn vẹo làm sai sự thật. Có thể do các vị tiền bối có thiện ý muốn giúp người sau phải tu hành nghiêm túc. Nhưng đó cũng là một sự nhầm lẫn, trong khi Đức Phật dạy Pháp tự nhiên phù hợp với căn cơ trình độ của mỗi người thì bây giờ lại trở thành những công thức cứng nhắc... Chính vì vậy trong Kinh Ví Dụ Lõi Cây đức Phật dạy người học Phật cũng như người vào rừng tìm lõi cây, cần biết rõ đâu là lõi, đâu là giác, đâu là vỏ, đâu chỉ là cành lá, nếu không chỉ lấy được cành lá, vỏ hoặc giác cây đem về mà không tìm được chút lõi nào.
Cũng vậy người học Phật nếu chỉ biết nắm giữ những điều thứ yếu mà không biết rõ điều gì là chính yếu trong lời dạy của đức Phật thì cũng rơi vào nhánh ngọn của thời mạt pháp. Vì vậy trong Dhammapāda 12 đức Phật dạy:
“Chính yếu thấy chính yếu
Không chính thấy là không
Mới đến được chính yếu
Hành xứ chánh tư duy”
(Sārañca sārato
Asārañca asārato
Te sāram adhigacchanti
Sammā sankappa gocarā) *
Người nào không thấy ra cái chính là cái chính, cái phụ là cái phụ, cứ tưởng cái chính là cái phụ, tưởng cái phụ là cái chính, thì người đó không bao giờ thấy được cái chính. Không biết cái gì là cái chính, là cốt lõi... Cứ cành lá, vỏ cây, giác cây, cốt lõi, quơ hết cho rằng đồng đẳng với nhau nên tu hoài mà vẫn không giác ngộ.
Trong kinh, cần lưu ý điểm rất quan trọng này: Ngoại trừ một số nguyên lý tổng thể, phổ quát là cốt lõi, còn tất cả trường hợp khác đều tùy duyên mà nói, vì vậy những câu nói đó chỉ đúng với trường hợp của người trong cuộc thôi. Như kinh Chuyển Pháp Luân, Phật chỉ nói với 5 Vị Kiều Trần Như, vì 5 Vị này tu khổ hạnh, nên Phật mới dạy về khổ do đâu mà ra để 5 vị này đừng bám vào lý tưởng khổ hạnh đó nữa. Vì vậy cách trình bày trong kinh Chuyển Pháp Luân chỉ là hình thức phù hợp với các vị tu khổ hạnh, còn nội dung BỐN SỰ THẬT VI DIỆU mới là cốt lõi của bài kinh. Nội dung đó đức Phật và các bậc Thánh đệ tử trình bày rất khác trong những tình huống khác.
2. Quả vị Dự Lưu (Tu Đà Hoàn)
HỎI: Có phải trong quả dự lưu, hoài nghi là chưa tin vào bản chất giác ngộ có sẵn để trở về với chính mình?
Khi người thực chứng được nguyên lý hay cốt lõi của Pháp thì được gọi là bậc Dự Lưu hay Nhập Dòng (Tu-đà-hoàn) đã vào sống với Thực Tánh Chân Đế hay Thánh Đế. Lúc đó, không còn nghi ngờ gì cả vì đã thấy rõ đâu là Pháp Tánh. Thí dụ như người đi tìm lại ngôi nhà mà mình đã bỏ quên, trên đường khi thấy ngôi nhà nào cũng nghi ngờ không biết có phải đây là nhà của mình không, đó chính là hoài nghi, đến khi nhận diện đúng ngôi nhà của mình rồi, người ấy liền vào ở mà không còn nghi ngờ gì nữa.
Vị Nhập Lưu cũng không còn xem ngũ uẩn là “ta" nên không còn thân kiến tức là không chấp vào hiện tượng đời sống trong quan hệ thân-tâm-cảnh mà thường trở về sống với tâm rỗng lặng trong sáng. Người mê không biết mình đang sống trong thế giới ảo do bản ngã tạo ra, nên họ càng không thấy thế giới duyên khởi do điều kiện giả hợp mà thành, luôn biến đổi không có gì chắc thật như ý muốn. Người ngộ không còn đắm chìm trong thể giới ảo của vọng tưởng mà cũng không còn rơi vào thế giới duyên khởi vì đã thấy tính vô thường, khổ, vô ngã của nó, do đó không còn thân kiến - không còn chấp hiện tượng duyên khởi của thân-tâm-cảnh là mình, không như người mê tạọ ra thế giới ảo để rồi nhận giả làm chân.
Vị Nhập Lưu cũng không còn giới cấm thủ tức không còn chấp vào mọi hình thức bên ngoài, họ đã thâm nhập nội dung tinh tế của mỗi hành động nên mọi cử chỉ, mọi dáng dấp đi đứng ngồi nằm đều tự nhiên thoải mái không câu nệ mà vẫn trang nghiêm thanh tịnh. Đôi khi người ta lầm tưởng chứng quả Dự Lưu là một sở đắc của bậc Thánh. Thực ra còn sở đắc tức còn bám chấp vào sự tướng mà “ta đạt được”, có nghĩa là còn chấp thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ thì làm sao Nhập Dòng được.
Thầy Viên Minh chia sẻ trong buổi Trà Đạo Bửu Long sáng ngày 30.07.2016
HỎI: Trong nhiều bản kinh Đức Phật khuyến khích hành giả ngồi thiền, nên hiểu như thế nào?
Thời Đức Phật chưa ra đời, ngoại đạo xem thiền định là tối cao nên họ cho rằng vào rừng tu là mục đích tối thượng, nếu không ngồi thiền định bị thiên hạ cho là không tu hành gì cả. Khi Phật giác ngộ, thấy ra thiền định, khổ hạnh không đưa đến giác ngộ giải thoát, nhưng thời đó người Ấn thích như vậy, nên Ngài vẫn duy trì thiền định như một hình thức hiện tại lạc trú mà thôi. Thật ra đó mới chỉ là tu ngoài da, chưa giác ngộ thì vẫn còn ở ngoài da, chưa thấy được cốt lõi của Đạo.
Pháp hành Tứ Niệm Xứ không có trong ngoại đạo, Đức Phật dạy pháp hành Tứ Niệm Xứ cho người dân xứ Kuru, ở đó mọi người đi làm lụng, sinh hoạt bình thường nhưng vẫn thực hành tứ niệm xứ một cách tự nhiên, Đặc biệt Đức Phật dạy: Thân như thế nào thấy vậy, thọ như thế nào thấy vậy, tâm như thế nào thấy vậy, quan hệ với Pháp như thế nào thì thấy vậy...đó chính là tu, là thiền, là hành nghiêm túc nhất.
Công phu Thiền định vốn là pháp tu tập của ngoại Đạo, nếu bỏ đi ngoại đạo không vào được chánh pháp ngay được vì vậy ai thích ngồi thiền định thì Đức Phật cho ngồi, rồi hướng họ vào chánh đạo sau. Nếu ngồi thiền định mà chứng Đạo được thì khi Đức Phật gặp ông Bàhiya tại sao Ngài không khuyên ông ngồi thiền định mà chỉ dạy rằng: Trong thấy chỉ là thấy. Trong nghe chỉ là nghe. Trong xúc chỉ là xúc. Trong biết chỉ là biết... không có cái ta Bāhiya nào ở đó thì Bāhiya liền chứng quả Alahán.
Nói chung, thà không có kinh điển còn hơn quá lệ thuộc vào ngôn ngữ kinh điển. Khi được hỏi sau khi đức Phật nhập Niết Bàn tứ chúng nương tựa vào ai, vị ấy do Ngài đề cử hay chư Tăng bầu lên để làm bậc ý chỉ. Đức Phật dạy, không nương tựa vào ai mà chỉ nên nương tựa vào Pháp thôi. Nhưng chữ Pháp được người sau chú giải là lời dạy của Đức Phật tức ám chỉ Kinh điển. Thực ra y cứ vào Pháp chính là y cứ vào Sự Thật muôn đời như Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo… Y cứ trên Cái Thật chứ không phải y cứ trên ngôn ngữ kinh điển.
Trong kinh Kalama đức Phật cũng nói rất rõ rằng đừng tin kinh điển, lời truyền tụng, những tin đồn hay bất cứ điều gì, mà mỗi người phải tự thực nghiệm để thấy ra Pháp. Những lời lẽ trong kinh điển đôi lúc bị vặn vẹo làm sai sự thật. Có thể do các vị tiền bối có thiện ý muốn giúp người sau phải tu hành nghiêm túc. Nhưng đó cũng là một sự nhầm lẫn, trong khi Đức Phật dạy Pháp tự nhiên phù hợp với căn cơ trình độ của mỗi người thì bây giờ lại trở thành những công thức cứng nhắc... Chính vì vậy trong Kinh Ví Dụ Lõi Cây đức Phật dạy người học Phật cũng như người vào rừng tìm lõi cây, cần biết rõ đâu là lõi, đâu là giác, đâu là vỏ, đâu chỉ là cành lá, nếu không chỉ lấy được cành lá, vỏ hoặc giác cây đem về mà không tìm được chút lõi nào.
Cũng vậy người học Phật nếu chỉ biết nắm giữ những điều thứ yếu mà không biết rõ điều gì là chính yếu trong lời dạy của đức Phật thì cũng rơi vào nhánh ngọn của thời mạt pháp. Vì vậy trong Dhammapāda 12 đức Phật dạy:
“Chính yếu thấy chính yếu
Không chính thấy là không
Mới đến được chính yếu
Hành xứ chánh tư duy”
(Sārañca sārato
Asārañca asārato
Te sāram adhigacchanti
Sammā sankappa gocarā) *
Người nào không thấy ra cái chính là cái chính, cái phụ là cái phụ, cứ tưởng cái chính là cái phụ, tưởng cái phụ là cái chính, thì người đó không bao giờ thấy được cái chính. Không biết cái gì là cái chính, là cốt lõi... Cứ cành lá, vỏ cây, giác cây, cốt lõi, quơ hết cho rằng đồng đẳng với nhau nên tu hoài mà vẫn không giác ngộ.
Trong kinh, cần lưu ý điểm rất quan trọng này: Ngoại trừ một số nguyên lý tổng thể, phổ quát là cốt lõi, còn tất cả trường hợp khác đều tùy duyên mà nói, vì vậy những câu nói đó chỉ đúng với trường hợp của người trong cuộc thôi. Như kinh Chuyển Pháp Luân, Phật chỉ nói với 5 Vị Kiều Trần Như, vì 5 Vị này tu khổ hạnh, nên Phật mới dạy về khổ do đâu mà ra để 5 vị này đừng bám vào lý tưởng khổ hạnh đó nữa. Vì vậy cách trình bày trong kinh Chuyển Pháp Luân chỉ là hình thức phù hợp với các vị tu khổ hạnh, còn nội dung BỐN SỰ THẬT VI DIỆU mới là cốt lõi của bài kinh. Nội dung đó đức Phật và các bậc Thánh đệ tử trình bày rất khác trong những tình huống khác.
2. Quả vị Dự Lưu (Tu Đà Hoàn)
HỎI: Có phải trong quả dự lưu, hoài nghi là chưa tin vào bản chất giác ngộ có sẵn để trở về với chính mình?
Khi người thực chứng được nguyên lý hay cốt lõi của Pháp thì được gọi là bậc Dự Lưu hay Nhập Dòng (Tu-đà-hoàn) đã vào sống với Thực Tánh Chân Đế hay Thánh Đế. Lúc đó, không còn nghi ngờ gì cả vì đã thấy rõ đâu là Pháp Tánh. Thí dụ như người đi tìm lại ngôi nhà mà mình đã bỏ quên, trên đường khi thấy ngôi nhà nào cũng nghi ngờ không biết có phải đây là nhà của mình không, đó chính là hoài nghi, đến khi nhận diện đúng ngôi nhà của mình rồi, người ấy liền vào ở mà không còn nghi ngờ gì nữa.
Vị Nhập Lưu cũng không còn xem ngũ uẩn là “ta" nên không còn thân kiến tức là không chấp vào hiện tượng đời sống trong quan hệ thân-tâm-cảnh mà thường trở về sống với tâm rỗng lặng trong sáng. Người mê không biết mình đang sống trong thế giới ảo do bản ngã tạo ra, nên họ càng không thấy thế giới duyên khởi do điều kiện giả hợp mà thành, luôn biến đổi không có gì chắc thật như ý muốn. Người ngộ không còn đắm chìm trong thể giới ảo của vọng tưởng mà cũng không còn rơi vào thế giới duyên khởi vì đã thấy tính vô thường, khổ, vô ngã của nó, do đó không còn thân kiến - không còn chấp hiện tượng duyên khởi của thân-tâm-cảnh là mình, không như người mê tạọ ra thế giới ảo để rồi nhận giả làm chân.
Vị Nhập Lưu cũng không còn giới cấm thủ tức không còn chấp vào mọi hình thức bên ngoài, họ đã thâm nhập nội dung tinh tế của mỗi hành động nên mọi cử chỉ, mọi dáng dấp đi đứng ngồi nằm đều tự nhiên thoải mái không câu nệ mà vẫn trang nghiêm thanh tịnh. Đôi khi người ta lầm tưởng chứng quả Dự Lưu là một sở đắc của bậc Thánh. Thực ra còn sở đắc tức còn bám chấp vào sự tướng mà “ta đạt được”, có nghĩa là còn chấp thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ thì làm sao Nhập Dòng được.
Thầy Viên Minh chia sẻ trong buổi Trà Đạo Bửu Long sáng ngày 30.07.2016
0 Nhận xét