Chia sẻ

Thói quen dùng "tham" để quên "sân"!!!

6/29/2012 10:08:00 SA


Kính thưa Thầy, Hôm nay lúc đứng ở ngã tư chờ đèn đỏ, con chợt nghĩ đến chuyện diệt sân. Nhìn chung cuộc đời này, người ta dùng tham để "diệt" sân. Ví dụ:

  • Trẻ con khóc hờn --> người lớn cho kẹo, cho quà
  • Bực bội chuyện gì đó --> ăn hoặc đi mua sắm thật nhiều (muốn có sở hữu, quyền lực)
  • Cãi vã với bạn/người yêu --> đi chơi với người khác để chứng tỏ không cần.

Ngay cả trong trường hợp được người làm chuyện có lỗi xin lỗi mình, thì vẫn có thể có những trường hợp xảy ra:

  1. Một là mình hiểu, thông cảm, tha thứ.
  2. Hai là cảm giác cái ngã được xoa dịu --> nên mình tưởng là mình tha thứ, nhưng rồi cái mầm mống sân vẫn còn đó, và có thể trở lại.
  3. Ba là mình không biết họ có thật lòng không, nên mình cũng bỏ qua nhưng không hoàn toàn chắc chắn lắm.

Con thấy nó đúng là vòng luẩn quẩn, vì có tham mà có sân, có sân thì "diệt" sân bằng 1 cái tham khác. Nếu mình nhân một chuyện sân đó mà kiên nhẫn tìm hiểu, biết tâm mình thì sẽ dần dần bớt được tâm sân nói chung. Con thấy như vậy, không biết có gì sai sót không? Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con xin kính đảnh lễ tri ân thầy. Con kính chúc thầy mạnh khỏe.

Trả lời:
Con đã bắt đầu thấy ra manh mối của vấn đề rồi đó. Thấy được như vậy chính là nhờ con thường quan sát, chiêm nghiệm những điều đã và đang trải nghiệm chính mình trong cuộc sống. Đó cũng chính là tinh yếu của thiền Vipassanà: lặng lẽ quan sát những hoạt động của thân, của cảm giác, cảm xúc, của những phản ứng nội tâm như tham và sân mà con nói, và sự tương giao của thân - tâm - cảnh. Khi chưa thấy ra toàn bộ sự thật thì hầu hết những phản ứng tham sân đều xuất phát từ cái ta ảo tưởng. Chạy theo sự sai sử của cái ta ảo tưởng gọi là buông lung, phóng đật và thất niệm. Do đó thiền Vipassanà bao hàm những yếu tố để khám phá sự thật như sau:

  • Tinh tấn: Buông sự phóng dật của cái ta ảo tưởng để trở về thực tại, gọi là tinh tấn.
  • Chính niệm: Trọn vẹn với thực tại không còn thất niệm, gọi là chánh niệm. Hỗ trợ cho sự trọn vẹn này còn có yếu tố nhẫn nại và định tĩnh.
  • Tỉnh giác: Lắng nghe, quan sát trực tiếp (nói chung là thấy biết) rõ ràng với tâm tỉnh thức, trong sáng, trung thực, tự nhiên, không bị bất cứ ý niệm hay quan niệm nào chi phối, gọi là tỉnh giác. 
trungtamhotong.org

Những bài viết liên quan

0 Nhận xét