Chia sẻ

Người đệ tử nên thận trọng

5/20/2013 01:48:00 CH


Con xin kính chúc thầy mạnh khỏe với khí trời mùa xuân của châu Mỹ! Thưa thầy con có câu chuyện này xin thầy chỉ bày thêm vì ý nghĩa rất hay mà lời lẽ thì khó nghe, con xin sám hối! SỰ THƯƠNG YÊU CỦA NGƯỜI THẦY VÀ SỰ Ù LÌ CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ.

Tình thương yêu của người thầy hướng đến cho người đệ tử đầu tiên lúc nào cũng cảm mến như người chủ chăn bò, phải dẫn dắt đến chỗ cỏ non tươi tốt để nó có thể có bữa ăn ngon cùng khí trời tươi mát, dẫn dắt thế này...bằng mọi cách phải tránh xa nhưng nơi hiểm trở núi đồi của cuộc đời. Và dần dần sự thương yêu đó làm người đệ tử đang trải nghiệm cuộc sống như con bò đang cùng những bãi cỏ xanh, cũng vì sự tận tình của người thầy... dần dần sự linh hoạt của con bò lại trở thành sự lười biếng, ù lì... nói nó cũng chẳng nghe, chỉ khi nó đói, tới bữa thì ăn, đầy đủ thì nó ngủ, ỷ lại người chủ (người thầy).

Thế rồi người đệ tử xa dần cái mà người thầy muốn chuyển tải đến đệ tử. Thế nên con thấy: người đệ tử nên thận trọng với sự bảo bọc này, nếu không thì thành sự ù lì mà không hay. THẾ CHO NÊN KHI THUẬN LÀ NGHỊCH, KHI NGHỊCH LÀ THUẬN PHẢI KHÔNG THƯA THẦY? Xin thầy chỉ dạy thêm cho con! Con xin cám ơn THẦY!

Trả lời:
Tình thương của người thầy đối với đệ tử có nhiều loại: 1) Thương yêu chỉ vì hay để đệ tử tuân phục mình. 2) Thương yêu bảo bộc và nuông chiều quá đáng làm đệ tử hư hỏng. 3) Thương yêu để lấy lòng đệ tử hoặc để thu phục nhiều đồ chúng. 4) Thương yêu nhưng chỉ khai tâm cho đệ tử biết tự giác, biết trải nghiệm khó khăn, biết nhẫn nại, tinh cần và sáng tạo... Còn đệ tử cũng có nhiều loại: 1) Đệ tử chỉ biết tuân phục theo khuôn mẫu của thầy. 2) Đệ tử ù lì vì ỷ lại vào thầy. 3) Đệ tử chỉ biết lấy lòng thầy. 4) Đệ tử biết tự giác, nhẫn nại, tinh cần và sáng tạo đúng pháp chứ không rập khuôn. Vậy cũng còn tuỳ cách thương yêu của thầy và cách học tập của tử chứ không phải thầy nào cũng thương yêu sai hay trò nào cũng ù lì cả đâu, phải không con?

trungtamhotong.org

Những bài viết liên quan

0 Nhận xét