Chân lý

Trung Đạo là thái độ sống chân chính

5/13/2019 07:52:00 SA

… Đức Phật đã truyền dạy ba pháp tu học: Giới, Định và Tuệ. Đó là 3 yếu tố dẫn đến giác ngộ sự thật. Nhưng trong thực tế, ba pháp ấy không phải là tinh hoa của Phật Giáo. Đó chỉ là con đường… Tinh hoa của Phật Giáo là an lạc, sự an lạc này không phải là trạng thái an lạc thông thường, mà là thái độ sống an lạc phát sinh từ việc thấu triệt thực tướng, thực tánh của vạn pháp…
Phật Giáo dạy ta không làm điều ác và làm những việc thiện. Nhưng khi những tâm ác đã được lánh xa và tâm thiện đã vững chắc ổn định, thì cần phải buông bỏ cả hai, thiệnác. Chúng ta đã được nghe và có một kiến thức đầy đủ về những nghiệp thiệnnghiệp bất thiện. Giờ đây Thầy muốn đề cập đến Trung Đạo, tức con đường giải thoát khỏi cả hai, thiện nghiệpbất thiện nghiệp.
Tất cả những bài giảng về Giáo Pháp và những lời dạy của Đức Phật chỉ nhằm một mục tiêu là vạch tỏ và rọi sáng con đường dẫn ra khỏi mọi đau khổ. Những lời dạy này cho chúng ta sự hiểu biết chân chính, tức là chính kiến. Nếu không hiểu biết chân chính thì không thể sống an lạc. Khi những vị Phật khác nhau chứng ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác và ban truyền những lời dạy đầu tiên thì tất cả các Ngài đều đã vạch rõ hai cực đoan — Đắm Chìm Trong Dục Lạc và Đắm Chìm Trong Đau Khổ. Đó là hai con đường mê hoặc, là hai lối sống cực đoan làm cho những ai say mê trong đó tâm luôn luôn vọng động, không bao giờ được được yên. Đó là hai con đường dẫn dắt và cột chặt mỗi chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử triền miên.
Đấng Toàn Giác nhận thức rằng tất cả chúng sinh đều bị dính kẹt trong hai cực đoan ấy... do đó Ngài đã vạch rõ sự nguy hại của cả hai cực đoan và truyền dạy lối sống tránh xa cả 2 cực đoan ấy. Đức Phật đã dạy rằng cả hai đều là con đường đầu độc, không phải con đường của người Phật tử, không đưa đến sự an lạc tối hậu. Hai con đường ấy là lợi dưỡng, đắm chìm trong những thú vui của trần thế hay say mê trong cuộc sống ép xác khổ hạnh. Nói một cách đơn giản, là con đường sống dễ duôi buông lung và con đường sống nỗ lực căng thẳng. Cả hai con đường ấy, hạnh phúc đau khổ, đều không dẫn đến giải thoát và an lạc tối hậu. Đức Phật dạy ta nên buông bỏ cả hai, không bám níu vào đau khổ mà cũng không dính kẹt trong hạnh phúc. Đó là Pháp Hành Chân Chính. Đó là Trung Đạo.
Danh từ “Trung Đạo” không nhắm vào thânkhẩu mà nhắm vào ý. Khi đối diện với cảm xúc hay trạng thái mà tâm không ưa thích khởi sinh, dẫn đến tình trạng xáo trộn. Khi tâm bị xáo trộn ắt có “vọng động”, đó không phải là thái độ sống chân chính. Cũng vậy, khi đối diện với cảm xúc hay trạng thái nào mà tâm ưa thích phát sinh, dẫn đến việc níu bám và đắm chìm trong sự thỏa thích, đó cũng không phải là thái độ sống chân chính.
Người đời chúng ta không thích đau khổ, chúng ta muốn hạnh phúc. Tuy nhiên trong thực tế hạnh phúc chỉ là một hình thức vi tế của đau khổ. Quý vị có thể ví hạnh phúc và đau khổ như đầu và đuôi của một con rắn. Đầu rắn là đau khổ, đuôi là hạnh phúc. Cái đầu của con rắn thật sự là nguy hiểm, nó có nọc độc. Nếu quý vị sờ đụng ắt nó cắn ngay tức khắc. Nhưng chưa hết, nếu quý vị nắm cái đuôi rắn, thì nó cũng quay đầu lại cắn quý vị y hệt như vậy, bởi vì đầu và đuôi, cả hai đều thuộc về một con rắn.
Cùng là như thế, cả hạnh phúc và đau khổ, hay vui thích và sầu muộn, đều cùng cha cùng mẹ. Chúng cùng xuất phát từ một nguồn gốc, đó là lòng tham muốn. Khi còn bị mê hoặc, say đắm trong ái dục, tâm của quý vị sẽ không được an lạc. Ngay cả khi đang hạnh phúc, tâm cũng không thật sự an lạc!
Thí dụ khi đạt được điều gì ưa thích, như tài sản sự nghiệp, như danh vọng quyền thế, những lời khen tặng hay hạnh phúc gia đình thì ta vui vẻ thỏa thích. Nhưng sâu thẳm bên trong, tâm vẫn lo ngại, không hoàn toàn thoải mái dễ chịu vì sợ những hạnh phúc ấy mất đi. Chính mầm mống của lo sợ, bất an ấy làm cho tâm không thể an lạc thật sự. Sau này, nếu ta mất đi những thứ đó, sự bất an và lo sợ ấy sẽ bùng phát và đau khổ liền tới. Như vậy, nếu quý vị không nhận thức rõ ràng để kịp thời buông bỏ, thì chính trong hạnh phúc đã có mầm mống đau khổ rồi. Nó cũng giống hệt như khi ta nắm đuôi con rắn, nếu không buông tay ắt sẽ bị rắn quay đầu lại cắn. Như vậy dù là nắm đầu hay nắm đuôi rắn, tức bám víu vào thiện hay bất thiện nghiệp, đều cột chặt ta vào những kiếp sống triền miên vô cùng tận của luân hồi sinh tử...
Thầy Ajahn Chah - trích Hương Vị Giải Thoát
Phạm Kim Khánh chuyển tiếng Việt.

Những bài viết liên quan

0 Nhận xét